Page 38 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 38
FA) vào một thứ như hơi thở vào hơi thở ra, lời niệm Phật hay
một chữ hay một câu thần chú. Còn thiền quán là chú ý mở
rộng (Open Monitoring Meditation hay O M ), thấy biết trong
một phạm vi lớn hơn, những gì đang xảy ra từ giây phút này
qua giây phút khác, trong thân hay tâm khi ở một mình hay đối
diện với cảnh bên ngoài. Khi thực hành thiền quán thì năm giác
quan là tai, mắt, mũi, miệng và thân buông xả nhưng rất tinh
tế. Trong khi thực hành thiền quán, tiến sĩ Kabat-Zinn^’ rủìấn
mạnh, thì sự chú tâm đó làm phát sinh sự thấy biết trực tiếp mà
không có ý tưởng phê phán - như cho là xấu hay tốt, hay dính
mắc vào cảm xúc - như ưa hay ghét, sướng hay khổ, khi thấy
biết hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác hay cảm xúc. Chúng
ta đã biết, thực hành như thế được Phật gọi là "tuệ tri", là trực
tiếp thấy biết rõ ràng các hiện tượng thực sự như chúng đang
có mặt.
Ngoài ra, một loại thiền hiện có ở Hoa Kỳ là thiền niệm chú
gọi là thiền siêu vượt (Transcendental Meditation, hay TM do
một giáo sĩ Ấn Độ Giáo Maharashi thành lập^°. Những người
thực hành thiền TM niệm một chữ mà nhóm TM nói chỉ có âm
thanh thôi chứ không có ý nghĩa gì cả. Thực ra, đây là tên của
những vị thánh trong Ấn Độ Giáo như Ram, Shiriram hay một
câu dài như Shrishri Shri Aing Aing Namah Namah^k Người
thực hành thiền niệm chú TM ngồi thiền 20 phút mỗi lần và
ngồi hai lần trong một ngày. Họ để thân và tâm buông xả và
niệm thầm chữ hay câu chú.
Như vậy, về phương diện thực hành cụ thể, thiền TM
chính là thiền niệm chú và cũng tương tự như cách ngồi thiền
buông xả thân tâm và niệm danh hiệu "A Di Đà Phật". Và để
cho dễ hiểu và dễ nhớ, chúng ta gọi thiền siêu niệm TM là
thiền niệm chú.
40 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT