Page 37 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 37
động vào tâm con người rất mạnh mẽ. Khi nghe một lòi khen
hay tiếng chê, khi nhận được món quà quý hay bị mất một vật
gì có giá trị, khi được người khác ca tụng hay chê bai trên báo
chí, truyền hình hay trước đám đông, khi được vui sướng như
ăn ngon hay khổ vì bị đói, thì những niềm vui hay nỗi khổ xuất
hiện trong tâm chúng ta và chúng thu hút sự chú ý của chúng
ta vô cùng mạnh mẽ. Chú ý càng mạnh thì cảm xúc càng tăng
và càng có mặt lâu dài. Nếu chúng ta muốn hướng sự chú ý
đến thứ khác thì những cảm xúc này lôi kéo sự chú ý của chúng
ta trỏ về lại vói chúng. Nhà tâm lý học Daniel Goleman, trong
cuốn sách về thông minh cảm xúc^^ gọi đó là chúng ta bị cảm
xúc bắt cóc, không trốn thoát được và Đạo Phật gọi đó là bị tám
ngọn gió sướng-khổ, khen-chê, đề cao-hũy nhục và được-mất
làm cho tâm mình chao động, mất khả năng làm chủ. Lúc đó,
các hoạt động thần kinh trong bộ não cũng có sự thay đổi.
^^Khoa học đi sâa VỜẤ) thỉèri chí và thiền quán
Các nhà khoa học thần kinh học Jha^® và Lutz^^ cùng các
đồng nghiệp nghiên cứu thiền và bộ não cho thấy khi chúng ta
thực hành sự chú ý lâu dài vào một thứ, còn gọi là thực hành
chánh niệm như khi ngồi thiền, thì hoạt động này ảnh hưởng
rất mạnh mẽ đến bộ não và làm thay đổi các hoạt động trong
bộ não, giúp gia tăng sự chú ý và điều hành cảm xúc tốt đẹp,
không những ngay trong lúc ngồi thiền mà còn lâu dài về sau.
Những cuộc nghiên ciiu khoa học cho thấy điều quan trọng
nhất là chúng ta có thể huấn luyện làm khả năng chú ý của
mình gia tăng qua sự thực hành thiền.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về thiền Marlatt và
Kristeller^^ một cách tổng quát, thiền có hai loại là thiền chỉ và
thiền quán. Thiền chỉ là chú ý tập trung (Pocus Attention hay
Thiền chánh niệm ứng dụng... I 39