Page 293 - Những bài Làm Văn 12
P. 293
động văn nghệ, ồng đã giữ các chức vụ : Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật
Trị Thiên - Huế. Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên. Tổng biên
tập tạp chí Cữa Việt. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có sỏ trường về bút
kí. Các sáng tác của ông có một phong cách riêng khó lẫn, thể hiện ở sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa tính trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với
suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn
hoá, lịch sử, địa lí,... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn giàu-cảm xúc và
tài hoa. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là nhà thơ trữ tình đằm thắm có những
vần thơ đậm chất^suy tưỏng về con người và cuộc đời. ông được tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật riầm 2007. Tác phẩm chính về văn
xuôi: Ngôi sao trên đỉnh Phu Vàn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã
đặt tên cho dòng sông ? (1987), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh
(1999), Miền gái đẹp (2001). Thơ: Những dấu chân qua thành phố (^976),
Người hái phù dung (1992)...
Tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dòng sông ? được tác giả viết tại Huế tháng
1 - 1981, in trong tập kí cùng tên. Đoạn trích nằm ở phần đầu của thiên tuỳ
bút này.
Đặc điểm của thể văn tuỳ bút là hết sức lãng mạn, bay bổng, ngẫu hứng,
không tuân theo một quy phạm chặt chẽ nào. Nhân vật chính của tuỳ bút là
cái tôi của tác giả. Vì thế, muốn hiểu bài văn, người đọc cần phải thấy được
cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là một cái tôi tài hoa với vốn văn hoá
sâu rộng, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, say mê cái đẹp của cảnh vật và con
người xứ Huế.
Bài kí miêu tả vẻ đẹp của sông Hương, mỏ rộng ra là xứ Huế đẹp đẽ và
thơ mộng; ca ngợi lịch sử vẻ vang, bề dày văn hoá của cố đô Huế và chiều
sâu tâm hồn người Huế. Thông qua đó thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào
của tác giả về non sông gấm vóc, về những giá trị tinh thần thiêng liêng và
cao quý của dân tộc.
Bố cục đoạn trích gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Từ đầu đến ...dưới chân núi Kim Phụng: vẻ đẹp của sông
Hương ở thượng nguồn.
Phần thứ hai: Tiếp theo đến ...quê hưong xứ sỗ: vẻ đẹp của sông Hương
khi chảy qua đồng bằng, ngoại vi và thành phố Huế rồi đổ ra biển.
Phần còn lại: vẻ đẹp của sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân
tộc, với cuộc đời và thi ca.
292