Page 290 - Những bài Làm Văn 12
P. 290
Bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống tâm hồn,
tình cảm của con người, nói đến những điều thật giản dị nhưng lại có giá trị
vĩnh hằng, cảm xúc chân thành và những suy tư sâu sắc của nhà thơ được
diễn tả bằng một hình thức nghệ thuật vừa giàu tính dân gian vừa phảng phất
phong vị thơ cổ điển phương Đông. Cái hay nhất của bài thơ Đò Lèn chính là
hiện thực của cuộc đời lam lũ đã làm rung động sâu xa trái tim người đọc.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Vài nét về tác giả:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế ; quê gốc ỏ làng Bích Khê,
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Tốt nghiệp Sư phạm Sài Gòn 1960 và Đại học Huế 1964. Dạy học tại trường
Quốc học Huế.
- 1966, ông lên chiến khu tham gla chống Mĩ bằng hoạt động văn hoá văn nghệ.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác từ năm 1960, chuyên về bút kí, tuỳ bút. Các
tác phẩm của ông có phong cách độc đáo, thấm đượm truyền thống đặc trưng của
văn hoá Huế.
* Vài nét về tác phẩm:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông?\à bài bút kí tác giả viết ở Huê' năm 1981, in trong
tập bút kí cùng tên.
- Đoạn trích nằm ở phần đầu, ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thông qua đó ca
ngợi vẻ đẹp thơ mộng của cố đô Huế; ca ngợi lịch sử vẻ vang, chiều sâu văn hoá xứ
Huê' và tâm hồn người Huế. Tác giả coi sông Hương là biểu tượng của thiên nhiên và
con người đất cô' đô. Bài viết thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào của tác giả về non
sông gấm vóc, về những giá trị tinh thận thiêng liêng và cao quý của dân tộc.
2. Thân bài: ^
* Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn:
- Đó là vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, rầm rộ, mãnh liệt, một bản trường ca
của rừng già khi con sông chảy qua giữa lòng dãy Trường Sơn hùng vĩ.
- Sông Hương có vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ khi trở thành người mẹ phù sa cũa
một vùng văn hoá đất đê' đô.
19-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trẩn Thị Thin-NXB THTPHCM 289