Page 287 - Những bài Làm Văn 12
P. 287
V,
<
in dấu kỉ niệm, cũng mang bóng dáng người bà. Bà ngoại chính là sợi dây nối
quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất,
nối mỗi cá nhân với gốc rễ của mình. Bỏi vì, người ta thường sống trong hiện
tại với cả quá khứ và tương lai.
Sau những đoạn thơ hồi tưởng với âm điệu bâng khuâng, da diết, bây giờ
lời kể và cảm xúc của nhà thơ đã là của một người lính lâu không về quê
ngoại. Bắt đầu là lời hối lỗi chân thành về sự hồn nhiên đến vô tâm của đứa
cháu thơ dại ngày xưa:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cựcihế
Bài thơ mang tên Đò Lèn nhưng nội dung chủ yếu lại viết về bà ngoại kính
yêu của nhà thơ. Hình ảnh bà ngoại trở thành hình tượng nghệ thuật gây xúc
động sâu xa trong tâm hồn người đọc. Bài thơ chỉ có 24 câu nhưng từ bà xuất
hiện tới 9 lần. Ngay cả ở khổ thơ thứ hai tuy không nhắc tới bà nhưng hình
ảnh bà vẫn thấp thoáng trong mỗi dòng thơ, mỗi chi tiết nghệ thuật. Đó là
hình ảnh người bà với cuộc đời cơ cực, vất vả, tất tả ngược xuôi chẳng lúc
nào ngơi nghỉ: khi đi chợ Bình Lâm, khi mò cua xúc tép, lúc gánh chè xanh Ba
Trại ngược về Quán Cháo, Đồng Quan trong những đêm giá rét. Kể cả khi
máy bay giặc Mỹ đánh phá làng quê, bà vẫn lặn lội đi bán trứng ở ga Lèn.
Tất cả đều vì cuộc sống của đứa cháu yêu dấu. Thấp thoáng trong đoạn thơ
là hình ảnh của những người bà, người mẹ Việt Nam bao đời luôn chịu đựng
nhọc nhằn, vất vả, tảo tần khuya sớm, chịu thương chịu khó hi sinh thầm lặng
cả đời cho chồng, cho con, cho cháu.
Câu thơ níu váy bà đi chợ Bình Lâm gợi lên hình ảnh cậu bé lên năm, lên
mười ngơ ngác, rụt rè lần đầu được theo bà đi chợ, đến chỗ đông người đồng
thời cũng thể hiện sự chở che của người bà đối với đứa cháu. Đặc biệt xúc
động là hình ảnh bà trong câu thơ: Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những
đêm hàn, vừa nói lên nỗi vất vả, cực nhọc vừa thể hiện sự lẻ loi, cô độc của
bà trên con đường mưu sinh cơ cực, trong đêm đông giá rét. Giống như hình
ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương: Lặn lội thân cò khi quãng
vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Nhắc đến người bà kính yêu của mình,
trong mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ của bài thơ, tác giả đều gửi gắm niềm cảm
xúc rưng rưng thương mến và biết ơn. Cách kể chuyện thong thả, chậm rãi,
tự nhiên của Nguyễn Duy rất phù hợp với dòng hồi tưởng thấm đẫm suy tư
và cảm xúc:
286