Page 288 - Những bài Làm Văn 12
P. 288

...bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan

                   ...bà đi gánh chè xanh Ba  Trại
                     Quán Cháo,  Dồng Giao thập thững những đêm hàn...
                   ...bà  tôi đi bán trứng ở ga Lèn...

     Đó cũng chính  là cảm  nhận sâu sắc về  người  bà  của nhà thơ - đứa cháu
  nhỏ  năm  nào - âm  thầm  mà thấu  hiểu,  mà  thấm  thìa.  Dường  như công  việc
  của  bà  làm  cả  đời  không  bao  giờ  hết,  Nỗi  cay  cực,  khốn  khó  của  một  đời
  người  cứ  vận  vào  bà.  Mỗi  hình  ảnh,  mỗi  chi  tiết  về  bà  hiện  lên  trong  tâm
  tưởng nhà thơ và dồn nén thành nỗi xót xa ân hận khôn nguôi.

     Bài thơ này có cặp hình tượng sóng đôi là;  bà và  tôi (cháu).  Một đằng, bà
  lầm  lũl  tần  tảo  sớm  hôm  ;  một  đằng,  tôi  (cháu)  sống  bên  bà  nhưng  dửng
  dưng, vô tình, chẳng biết gì về sự vất vả, cực nhọc của bà vì cháu, dành cho
  cháu.  Sự  tương  phản  đó  đã  ẩn  chứa  một  lời  hối  lỗi.  Lúc  ấy,  cậu  bé  hồn
  nhiên, ngây thơ không hề  biết là mình có lỗi:
                   Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
                   giữa bà  tôi và  tiên,  Phật,  thánh,  thần
                   cái năm đói,  củ dong riềng luộc sượng

                   cứ nghe thơm mùi huệ trắng,  hương trầm
     Cậu  bé  đang  ở  giữa  lằn  ranh  của  hai  bờ  hư -  thực:  một bên  là  bà  ngoại
  lam  lũ  của mình;  một bên  là  tiên,  Phật,  thánh,  thần.  Nói  khác đi,  một bên  là
  thê' giới thực của cuộc đời đầy gian truân  khó  nhọc;  một bên  là thế giới lung
   linh,  siêu  hình.  Giữa  hai  thế  giới  ấy  là  hình  ảnh  cậu  bé  thơ  dại,  vô  tư  đến
   trong suốt.  Cậu tận  hưởng tất cả  những  gì của thế giới thực và  mơ màng với
  thế giới  huyền ao.  Trong tâm  hồn của cậu,  bà cũng  là  tiên,  là  Phật,  là  thánh
   thần. Tất cả  đều  cao cả, vời vợi,  lung  linh.  Đó  là trí tưởng tượng  kỳ  diệu  của
  tuổi  ấu  thơ một đi  không trở  lại.  Cậu  bé  nhận  những  gì  mà  bà  đem  đến  cho
   mình như một lẽ đương nhiên, tất yếu,  không cần suy nghĩ, không cần  biết gì
   hơn. Vì thế,  mãi sau  này nhà thơ mới  ngậm  ngùi tự trách:  To/ đâu biết bà  tôi
   cơ cực thế. Câu thơ như tiếng khóc cố nén vào trong. Và dĩ nhiên, thế giới mơ
   tưởng  bao giờ  cũng tươi đẹp,  cũng  khác  hẳn  với cuộc sống  bình  thường.  Nó
   cuốn hút đến mức khiến cậu bé ăn củ dong riềng luộc sượng mà vẫn cứ nghe

   thơm mùi huệ,  trắng hương trầm. Câu thơ:  Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
   đã diễn tả rất đúng tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên đến độ vô tâm, vô tình.



                                                                        287
   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293