Page 285 - Những bài Làm Văn 12
P. 285
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bèn lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Bài thơ là tâm tư, nỗi niềm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ hồn nhiên, khờ
dại, về nỗi vất vả mưu sinh của bà ngoại để nuôi mình, về sự ân hận muộn
màng khi biết thương bà thì bà đã qua đời. Thông qua đó, tác giả muốn nói với
mình, với mọi người là hãy sống tử tế đối với những người ruột thịt thân yêu.
Bài thơ mang cấi tên rất bình dị, mộc mạc: Đò Lèn. Đó là tên quê hương
tác giả, cũng giống như trăm nghìn cái tên làng xóm quen thuộc khác ở nông
thôn Việt Nam như thôn Đông, thôn Đoài, xóm Thượng, xóm Hạ... Nhưng khi
tác giả đưa vào thơ thì nó đã trở thành một trời nhớ thương da diết khôn
nguôi về những năm tháng tuổi nhỏ sống bên bà ngoại kính yêu, xen lẫn nỗi
ân hận, xót xa...
Mạch cảm xúc liên kết hiện tại với quá khứ. Đứa cháu bé nhỏ ngày xưa
nay đã là người lính, sau bao trận chiến vào sống ra chết và những sóng gió
cuộc đời, trong giây phút hồi tưởng, hình ảnh quê hương và kỉ niệm tuổi thơ
sống dậy.
Bài thơ chia làm ba phần. Phần một là hai khổ đầu: Tuổi thơ hồn nhiên,
nghịch ngợm. Phần hai là ba khổ tiếp theo: Hình ảnh bà ngoại vất vả, lam lũ
trong cuộc sống nghèo khổ. Phần ba là khổ cuối: Tình thương yêu chân
thành và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với bà ngoại kính yêu và sự
day dứt xót xa, ân hận muộn màng.
Trong bài thơ, “ cái tôi” thuở nhỏ được tác giả tái hiện chân thực và sống
động. Tác giả không giấu giếm mà thật thà kể rằng thời thơ ấu mình cũng
nghịch ngợm, dại khờ giống như bao đứa trẻ khác ỏ vùng quê nghèo. Đó là
thái độ thẳng thắn, tôn trọng sự thật, không thi vị hoá quá khứ của mình.
Chính vì thế, tác giả đã đem lại cho người đọc cảm tình pha chút ngạc nhiên,
thú vị. Thời thơ bé hiện lên rõ ràng như một cuốn phim quay chậm trong kí ức
nhà thơ:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
284