Page 289 - Những bài Làm Văn 12
P. 289

Có  lẽ  cậu  bé  sẽ  cứ chông chênh  mãi giữa hai bờ  hư - thực nếu  không có
        một biến cố kinh hoàng làm thay đổi tất cả:

                         Bom Mĩ giội,  nhà bà tôi bay mất
                         đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
                         thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
                         bà  tôi đi bán trứng ở ga Lèn

           Sau những trận bom Mỹ tàn phá quê hương, cậu bé chợt hiểu  ra một điều:
        Hoá ra, những thế lực siêu nhiên mà cậu vận hoài vọng, say mê chỉ là hư ảo,
        trước một sự thực là bà ngoại của cậu vẫn vất vả, long đong. Chỉ có bà ngoại
        mới  là  người  chỏ  che,  nuôi  nấng,  đem  lại  tất  cả  những  gì  tốt  đẹp  cho  cậu.
        Trận  bom  Mỹ  ấy  có  thể  san  phẳng  nhà  cửa,  chùa  chiền,  đình  đền...  nhưng
        không thể xua tan ấn tượng về  thế giới huyền diệu của mùi huệ  trắng quyện
        khói trầm và  điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng đã in sâu vào tâm khảm của
        cậu bé.  Phải  rất lâu sau, trước nhiều biến cố dữ dội của chiến tranh, cậu bé
        năm nào khi đã trở thành người lính dạn dày khói lửa mới hiểu trọn vẹn về bà
        ngoại của mình. Vì thế, khi đối diện với quá khứ trong tâm tưởng, cậu bé  năm
        xưa - nhà thơ bây giờ chỉ còn biết day dứt, xót xa, ân hận:
                         khi tôi biết thương bà  thì đã muộn
                         bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
           Chiến tranh phi nghĩa của kẻ thù xâm lược đã bụộc nhà thơ phải xa bà, xa
        quê  hương để vào chiến trường giết giặc.  Cuộc chiến  kéo dài đã  cướp đi cơ
        hội bà  cháu gặp  nhau.  Cháu thương  bà trong  nỗi ân  hận  khôn  nguôi vì thuở
        ấu  thơ được  sống cạnh  bà  mà  không  hiểu  được cuộc đời cơ cực  nghèo  khổ
        của bà,  không cùng bà chia sẻ  nỗi lo toan  mà cứ mải thả hổn vào cõi mộng.
        Hình  ảrh  người  hà  c.m  thầm  chịu  đựng  muôn  nghìn  vất vả  để  nuôi  dạy  đứa
        cháu  mồ  côi  hiếu  động,  nghịch  ngợm  hiện  lên  rõ  ràng  trong  kí ức  nhà  thơ.
        Tình thương của nhà thơ đối với  bà thật chân thành và  cảm  động  nhưng  giờ
        đây, tất cả đều đã muộn màng. Nhà thơ kín đáo nhắc đến một sự thật: phần
        lớn con người ta chỉ thực sự biết yêu thựơng người thân khi cơ hội đền đáp ơr
        nghĩa đã  không còn. Đấy cũng là bi kịch tinh thần thường thấy xưa nay. Điẽu
        này  có  ý  nghĩa thức  tỉnh  bất  ngờ.  Câu  chuyện  bà  cháu  trong  bài  thơ  là  bài
        học vô giá đối với những ai có thái độ dửng dưng khi thụ  hưởng những thành
        quả lao động do người  khác đem  lại, chỉ biết nhận mà không biết cho, không
        quan tâm đến người thân yêu của mình.



        288
   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294