Page 294 - Những bài Làm Văn 12
P. 294

Bằng sự quan sát sắc sảo và năng lực cảm  nhận tinh tế, Hoàng  Phủ  Ngọc
   Tường đã phản ánh sinh động và thú vị vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của sông
   Hương  ở  thượng  nguồn  và  hạ  lưu.  Hành  trình  của  sông  Hương  từ  thượng
   nguồn xuôi về biển là hành trình của tàm hồn xứ Huế, được tác giả miêu tả và
   thể  hiện  ỏ  nhiều  cung  bậc  khác  nhau:  vừa  mãnh  liệt,  sôi  nổi;  vừa sâu  lắng,
   thiết tha; vừa bình thản, trí tuệ.
      Phần  thứ  nhất  giống  như  khúc  nhạc  dạo  đầu  của  bản  trường  ca  về  quê
   hương đất nước với  những  hình ảnh tuyệt đẹp để  lại ấn tượng sâu đậm trong
   lòng  người  đọc.  Tác  giả  so  sánh  sông  Hương  ỏ  thượng  nguồn  như  một bản
    trường ca  của  rừng già  với  tiết tấu  hùng tráng,  dữ dội:  khi  rầm  rộ  giữa  bóng
   cây đại ngàn,  lúc mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác,  khi cuộn xoáy như cơn

    lốc vào những đáy vực sâu,  lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói
    lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
      Tác, giả  phát hiện  ra vẻ  đẹp  của sông  Hương  ở  thượng  nguồn  tựa  cô  gái
    Di-gan phóng khoáng  và  man dại với một bản lĩnh gan dạ,  một tâm hồn  tự do
    và  trong sáng...  Khi  về  đồng  bằng,  chính  rừng  già  đã  chế ngự sức mạnh bản
    năng  ở  người con  gái  của  mình.  Từ  đó,  sông  Hưdng  nhanh  chóng  mang  sắc
   đẹp dịu dàng  và  trí tuệ,  trở thành  người mẹ phù  sa  của  một vùng  văn hoá xứ
   sở. Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng đắc địa và khai thác tối đa đã mang lại
   cho sông Hương một linh hổn giống như con người.

      Theo  tác  giả,  nếu  chỉ mải  mê  nhìn  ngắm  khuôn  mặt  kinh  thành  Huế mà
    không  chú  ý  tìm  hiểu  sông  Hương từ  nguồn  cội thì  người ta  khó  mả  hiểu  hết
   được  bản  chất của  sông  Hưdng và vẻ  đẹp trong phần  tâm  hồn  sâu  thẳm của
    dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ. Tác giả đã kín đáo ngụ ý rằng:
    muốn  hiểu  đầy đủ  về  một con  người,  một miền đất,  rộng  ra là  một đất nước,
    một dân  tộc thì  phải  biết  rõ  về  quá  khứ;  nếu  không  thì  chẳng  bao  giờ  hiểu
    đúng về hiện tại và xác định được tương lai.

      Đoạn  tả  sông  Hương chảy xuôi  về  đồng  bằng  và  ngoại  vi thành  phố  Huế
    thể hiện  nét lịch  lãm, tài hoa trong  lối hành văn của Hoàng  Phủ  Ngọc Tường.
    Người đọc cảm nhận được sức hấp dẫn kì lạ toát lên từ hàng loạt động từ diễn
    tả  dòng  chảy sống  động  qua  những  địa danh  khác  nhau  của xứ  Huế,  gợi  ra

    những liên tưỏng kì thú:  Phải nhiều thế kỉ qua đi,  người tình mong đợi mới đến
    đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa
    dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi,  sông Hưdng đã chuyển dòng một


                                                                         293
   289   290   291   292   293   294   295   296   297   298   299