Page 295 - Những bài Làm Văn 12
P. 295
cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong
thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương
lai của nó... Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường
Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên
xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách...
Vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, sông Hương mềm như tấm lụa khi chảy qua
Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo; có khi ánh lên những phản quang nhiều màu
sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím, êm ả lúc lượn qua những dãy đồi núi phía
tây nam thành phố. Dòng sông mang vẻ đẹp4rẩm mặc khi chảy qua lăng tẩm,
đền đài, /ẩ giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng
những rừng thõng u tịch... để rồi sau đó bừng sáng khi gặp tiếng chuông chùa
Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát
tiếng gà...
Phải là người con của Huế, gắn bó yêu thương máu thịt với Huế thì Hoàng
Phủ Ngọc Tường mới viết được những câu văn đầy chất thơ và rưng rưng cảm
xúc như vậy. ổ đoạn r,^y, hai bút pháp kể và tả kết hợp nhuần nhuyễn: sự
phối hợp hài hoà giữa màu sắc và âm thanh làm nổi bật vẻ đẹp của từng khúc
sông Hương. Tác giả sử dụng khéo léo, tài tình phép tu từ thường thấy trong
thơ như so sánh kết hợp với nhân hoá, ẩn dụ... khiến đoạn văn giống như bài
thơ trữ tình làm xao xuyến lòng người.
Dường như sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của
vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam -
đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành
phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn-như những vành trăng non. Giáp mặt thành
phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn
Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng”
không nói ra của tình yêu.
Sông Hương giống sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét ở chỗ
là đều chảy qua giữa lòng thành phố. Tác giả quan sát và cảm nhận sông
Hương ở nhiều góc độ. ở đoạn này, tác giả miêu tả vẻ đẹp của sông Hương
từ góc độ văn hoá. Bằng con mắt của hoạ sĩ, tác giả thấy các nhánh của sông
Hương tạo ra những đường nét uyển chuyển, mềm mại, làm nên vẻ đẹp cổ
kính của cô' đô ; Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang
nước sông Hương toả đi khắp phố thị, VỚI những cây đa, cây cừa cổ thụ toả
294