Page 296 - Những bài Làm Văn 12
P. 296

vầng lá  u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy,  vẫn lập loè
   trong đêm sương nhũng ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà
   không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.
      Từ  góc  độ  âm  nhạc,  tác  giả  cảm  nhận  sông  Hương  giống  như  điệu slow

   chậm  rãi, sâu  lắng,  trữ tình:  Lúc ấy,  tôi nhớ lại con sông  Hương của  tôi,  chợt
   thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...  Đấy là điệu slow
   tình  cảm  ơành  riêng  cho  Huế,  có  thể cảm  nhận  được bằng  thị giác qua  trăm
   nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn
    Chén  trôi về,  qua  Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn  ở,  chao  nhẹ  trên
   mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
      Các chi tiết về  phong tục,  lễ  hội qua cảm quan nhạy bén của tác giả cũng
   trỏ thành  hoạ, thành  nhạc, thành tình, thành thơ.  Những câu văn dài với nhịp
   điệu  du  dương,  êm  ái  làm  cho  tâm  hồn  người  đọc  tràn  đầy  cảm  xúc  bâng
    khuâng, xao xuyến.  Với tác  giả  thì  sông  Hương  là  cội  nguồn  của dòng  nhạc
    cung đình Huế, là cảm xúc của Nguyễn Du để viết Truyện Kiều:
      Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy,  sông Hương đã trở
    thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.  Đã nhiều lần tôi thất vọng khi
    nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát.  Quả đúng như vậy,
    toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã dược sinh thành trên mặt nước của ơòng
    sông  này,  trong  một khoang  thuyền  nào  đó,  giữa  tiếng  nước rơi  bấn  âm  của
    những  mái  chèo  khuya.  Nguyễn  Du  đã  bao  năm  lênh  đênh  trên  quãng  sông
    này,  vôi một phiến trăng sầu.  Và  từ đó,  những bản đàn đã đi suốt đời Kiều.  Tôi
    đã  chứng kiến một người nghệ  nhân già,  chơi đàn hết nữa  thế kỉ,  một buổi tối
    ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối
    mới sa nữa vời...”.  Dến câu ấy,  ngưoi nghệ nhân chột nhổm dậy vỗ đùi,  chỉ vào
    trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là  Tứ đại cảnh!".
      Với  cái  nhìn  đẳm  say  của  một  nghệ ,sĩ,  tác  giả  thấy  sông  Hương  khi  rời
    thành  phố giống  như người tình  dịu  dàng  và chung thuỷ. Điểu  này được diễn
    tả  bằng  một  phát  hiện  thú  v ị:  ...Ròi  khỏi  kinh  thành,  sông  Hương  chếch  về
    hướng chính bắc,  ôm lấy đảo  cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói,
    đang xa dần  thành phố để lưu  luyến  ra  đi giữa  màu xanh biếc của  tre  trúc  và
    của  những  vườn  cau  vùng ngoại ô  Vĩ Dạ.  Và  rồi,  như sực nhớ lại một điều gì
    chưa  kịp  nói,  nó  đột ngột đổi dòng,  rẽ  ngoặt sang hướng  đông  tây để gặp lại
    thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao  Vinh xưa cổ...



                                                                          295
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301