Page 298 - Những bài Làm Văn 12
P. 298
cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ
xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng-lá
cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt
nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá
Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà
Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong
thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều,
trong cái nhìn thắm thiết tình người cũả tác giả Từ ấy.
Có thể nói nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của đoạn văn là tình
yêu say đắm đối với dòng sông được thể hiện bằng tài năng của một cây bút
giàu cảm xúc và trí tuệ, tổng hợp từ một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá,
lịch sử, địa lí, văn chương cùng một văn phong tao nhã và tinh tế.
Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử và thẩm
mĩ của nó. Trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, Hoàng Phủ Ngọc
Tường khẳng định chân lí: vẻ đẹp huyền diệu của sông Hương là cội nguồn
sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Trong cảm nhận tinh tế và lãng mạn của tác
giả, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức
người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu
nhuốm màu cổ tích. Giá trị nghệ thuật của đoạn văn tăng lên qua từng chi tiết
và cuối cùng thì thăng hoa bằng câu chuyện về một nhà thơ già:
Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng lặng ngắm dòng sông,
ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng
khuâng: - Ai đã đặt tên cho dòng sõng ?
Để rồi đến phần thứ ba của bài kí, tác giả lí giải tên dòng Hương Giang
bằng huyền thoại đầy chất thơ:
Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm, ở đày có một huyền thoại
kể rằng, vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu
nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.
Ai đã đặt tên cho dòng sông TCÓ lẽ huyền thoại trên đãpiải đáp cảu hỏi ấy
chăng?
Giai thoại đó khiến cho dòng sông vốn đã nên thơ càng thêm thơ mộng:
Hương là hương thơm của ngàn hoa đổ xuống làm cho làn nước thơm tho mãi
mãi. Thơm tự ngàn năm, thơm đến ngày nay và ngàn vạn năm sau.
Cả bài bút kí toát lên vẻ đẹp diệu kì của sông Hương bởi trí tưỏng tượng
phong phú, bay bổng đầy sáng tạo và ngòi bút tài hoa của tác giả. Hoàng Phủ
297