Page 280 - Những bài Làm Văn 12
P. 280
thể xa rời dù là chốc lát. Không vì giàu sang mà sa đoạ, không vì nghèo khó
mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, thời buổi nào cũng giữ được
đường đi.
Có thể liên minh chính trị với quỷ, chỉ kết bạn với người có “đạo”, dù là
“đạo" khác. Liên minh chỉ nhất thời, nghĩa bạn là lâu dài.
Vậy là đã rõ, giữa chính kiến và đạo lí trong con người kẻ sĩ cái nào có thể
thay đổi, cái nào phải luôn giữ vững? Theo tác giả, chính kiến (hiểu là quan
điểm chính trị, thái độ chính trị) là cái có thể thay đổi tuỳ hoàn cảnh xã hội,
còn đạo //'là cái phải luôn giữ vững, Tuy tác giả không giải thích vế thứ nhất,
(chính trị là gì ?) nhưng ta hiểu trong quan niệm của ông (cũng như nhiều
người), chính trị là cái có tính nhất thời, gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Khi làm chính trị, người ta phải biết “tuỳ cơ ứng biến”, như việc hoạch địch
đường lối cho sự phát triển của đất nước không phải chỉ làm một lần là xong.
Nó luôn phải được nhận thức lại, bổ sung thêm, điều chỉnh, sửa đổi, trên cơ
sở thâu nạp thêm nhiều dữ kiện mới nảy sinh trong cuộc sống đầy biến động.
Khi giao tiếp, tuy chỉ là một vấn đề nhưng đối tượng giao tiếp khác nhau thì
cách ứng xử cũng khác nhau. Đạo //'thì không thể thay đổi, bỏi vì đạo //'là yếu
tố cơ bản tạo nên nhân cách, làm cho con người sống ra con người, biết khép
mình vào lễ nghĩa, thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh, không vì giàu sang mà
sa đọa, không vì nghèo khó mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, gắn
bó với người khác, nặng nợ với đất nước, với làng xóm, với phố phường và
đặc biệt là giúp con người kết nối được với truyền thống tốt đẹp của ông cha,
không bị đứt hết gốc rễ.
Trong suốt bài viết, tác giả đã thể hiện một cái nhìn duy lí, thấu suốt về
vấn đề cần trình bày, có tinh thần tự chủ cao độ, hiểu rất rõ việc cần làm,
đang làm. ông không hề né tránh đối thoại với những người chê trách mình,,
thẳng thắn thừa nhận mình có thay đổi chỉnh kiến. Qua cách lí giải vấn đề
của tác giả, ta thấy ở con người ông nổi bật cốt cách của một kẻ sĩ thấm
nhuần đạo lí Nho gia, tiếp thu có^chọn lọc được tinh thần duy lí của phương
Tây và có thái độ tự tin của “ông đồ xứ Nghệ”.
Nếu ở phần thứ nhất, tác giả chủ yếu nêu lên những ưu điểm của đạo
Nho thì ở phần thứ hai, tác giả nói đến sự tu dưỡng của bản thân và những
bài học rút ra từ thực tế đó. ông nêu rõ con đường và mục đích sống của đời
mình: Đóng góp phẩn mình cho cuộc đấu tranh cứu nước, xây dựng dân chủ,
khoa học nhân văn là ba bước đường tôi đã lựa chọn. Đạo là con đường. Nhân
279