Page 279 - Những bài Làm Văn 12
P. 279

Tôi  thích  thú  tinh  thần  có  mức  độ,  ứng  xữ  vừa  phải  của  đạo  Nho.  Không
       cường  điệu  lên  và  yêu  hết  mọi  người  ngang  nhau,  mà  bảo  phải yêu  bố mẹ
       mình,  vợ con mình đã  rồi mới đến yêu người khác.  Lấy ân báo ân nhưng cũng

       không đến mức lấy ân báo oán,  mà  báo oán thì lấy công bằng mà xử lí,  nhận
       rõ  điều gì là  phi pháp,  nhưng  không  nhẫn  tâm  đến  mức đi tố cáo  bố mẹ  với
       nhà chức trách.  Vì cao hơn pháp luật là tình người,  là  lòng nhân.
          Tác giả giải thích tiếp:  Thế nào là nhân?  Cả  đạo Nho xoay quanh một chữ.
       Nhân  là  tỉnh người,  khác  với thú  vật.  Nhân  là  tình  người,  nối kết người này với
       người khác.  Có  tự kiềm  chế,  khắc kỉ,  khép ựiình  vào  lễ  nghĩa  mới nên  người.
        Có  mở  rộng  tầm  nhìn,  lấy  “văn” mà  tô  đẹp  mới  thành  người.  Có  gắn  bó  với
       người khác thì mới thật là  người.  Có  thấu hiểu bản  thân,  tri thiên mệnh  mới là
       con người trưởng thành.
          Khi  nói tới chữ  nhân,  tác giả  rất quan  tâm  đến vấn  đề  tu  thân và  luôn đề
       cao trách  nhiệm  công  dân  của con  người  đối  với  xã  hội.  Cách  diễn  đạt thật
       ngắn gọn, súc tích. Tuy nói về giá trị đạo Nho nhưng tác giả có  ngụ ý  là định
       hướng cho kẻ sĩ hiện đại.
          Trong cách xử thê' của đạo Nho,  Nguyễn  Khắc Viện nhấn  mạnh chữ nhân
       và  đạo  lí.  Nhân và  đạo  lí dĩ nhiên  không  phải  là  một.  Nhân là  khái  niệm  triết
        học của Khổng Tử, còn đạo //'là tinh thần của triết học Khổng Tử mà tác giả

       chiêm  nghiệm  thấy và  rút ra được  để  thực  hành  chữ  nhân.  Theo ông,  đạo  lí
        khác với đạo đức,  nhất là khác với chính trị.  Đạo //'là  những phẩm chất nhân
        bản trong  mỗi con  người và  có  giá  trị  bất biến.  Còn  đạo đức thì  có  thể  thay
        đổi theo phong tục tập quán và quan niệm của từng thời đại.  Đạo //'là cái căn
        bản để tạo nên nhần cách. Con  người có thể ứng biến, tòng quyền, tuỳ nghi,
        ở bầu thì tròn,  ở ống thì dài,  đi với bụt mặc áo cà sa,  đi với ma mặc áo giấy...
        nhưng  không được xa  rời  đạo lí.  Có  giữ vững  bản  chất của nước thì  mới  linh
        hoạt  như  nước  được.  Nhờ  giữ  vững  được  đạo  lí,  Nguyễn  Khắc  Viện  mớj  có
        thể trở thành một người hoạt động linh hoạt và mềm dẻo, dám chênh vênh đi
        giữa những thái cực đối lập một cách tự tin và quan trọng hơn là biết dừng {tri
        chỉ)  đúng  nơi và  đúng  lúc.  Để  làm  rõ  khái  niệm  về  đạo lí, tác giả  đưa thêm
        khái niệm chính kiến:

           Nhân  việc  Viện  Hàn  lâm  Pháp  tặng  giải  thưởng  năm  1992,  có  người chê
        trách  tôi đã  từng thay đổi ý kiến nhiều lần.  Đúng,  thời thế biến chuyển,  tôi có
        thay đổi chính  kiến,  nhưng  không  hề  thay đổi đạo  lí.  Đã  gọi là  đạo  lí,  không


        278
   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284