Page 274 - Những bài Làm Văn 12
P. 274

y


    thoại. Câu thơ hai vế song song là một cách định nghĩa về  Đất NướcXhậị giản
    dị mà cũng thật độc đáo. Nền văn hoá của Đất /Vưđc Việt Nam là nền văn hoá
    của Nhân dân, do Nhân dân sáng tạo nên. Trong nền vàn hoá ấy, ca dao thần
    thoại luôn chứa đựng cả lịch sử, xã hội, văn hoá của Đất Nước, đặc biệt là đời
    sống tâm hồn của Nhân dân.
       Nhà thơ đã vận dụng vốn ca dao, dân ca một cách sáng tạo:  không lặp lại
    nguyên văn mà chỉ sử dụng ý tứ và  hình ảnh của ca dao, vẫn gợi nhớ đến ca
    dao nhưng lại trở thành một câu thơ, một ý thơ gắn bó trong mạch chung của
    toàn  bài;  để từ đó  khẳng  định;  con  người Việt Nam  say đắm  trong tình yêu:
    Yêu  em  từ thuở  trong  nôi',  quý  trọng  tình  nghĩa:  Quý  công  cầm  vàng  những

    ngày lặn lội',  những cũng thật quyết liệt trong chiến  đấu:  ...trồng  tre đợi ngày
    thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu,...
       Thành công nghệ thuật cũa đoạn thơ này chính  là  sự vận dụng những yếu
    tố dân gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm
    mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Chất liệu văn hoá, văn  học dân gian được
    sử dụng tối đa đã tạo nên không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng:
    vừa có sự bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa bay bổng, mơ mộng của ca dao,
    truyền  thuyết  nhưng  lại  mới  mẻ  qua  cách  cảm  nhận  và  cách  diễn  đạt  bằng
    hình Ihức thơ tự  do.  Có  thể  nói  chất dân  gian  đã  thấm  sâu  vào  tư tưởng  và
    cảm xúc của tác giả, tạo nên đặc điểm nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ này.
       Qua  đoạn  trích  Đất  Nước,  chúng  ta  phần  nào  nhận  thấy  đặc  điểm  của
    phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm  là sự kết hợp giữa chính  luận với trữ tình,
    giữa suy tưởng với cảm xúc.  Chất chính luận nằm trong ý đồ tư tưởng của tác
    giả là nhằm thức tỉnh tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ thành thị miền Nam, để
    họ  dứt khoát trong  sự  lựa chọn  đứng  về  phía  nhân  dân  và  cách  mạng.  Chất
    trữ tình  không  chỉ được  biểu  hiện  ở  những  câu  thơ  bộc  lộ  trực tiếp tình  cảm,
    cảm xúc của tác giả mà còn thấm vào trong cái nhìn, trong thái độ trân trọng,
    yêu quý đối với mỗi hình ảnh, chiìiết về  Đất Nước gắn liền yới Nhân dân được
    miêu tả và đề cập đến trong đoạn trích.
       Chính  nhờ suy tưởng  mà  nhà thơ đã  phát hiện được nhiều ý  nghĩa  mới mẻ
    và  sâu  sắc  từ  những  điều  quen  thuộc :  những  truyện  cổ  tích,  câu  ca  dao
    những địa danh, thắng cảnh của đất nước đều chứa đựng tâm sự, quan niệm,
    lối sống, cuộc đời và máu thịt của nhân dân. Nhưng những suy nghĩ, phát hiện
    ấy  không  phải  được  nói  lên  bằng  những  mệnh  đề  khô  khan,  mà  qua  hình


                                                                          273
    18-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trần Thị Th)n-NXB THTPHCM
   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279