Page 272 - Những bài Làm Văn 12
P. 272

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

               Phải biết gắn bó và san sẻ
               Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
               Làm nên Đất Nước muôn đời...
       Sang  phần  thứ hai, từ những cảm  nhận toàn  diện về  Đất Nước,  mạch suy
    nghĩ của nhà thơ vươn tới một tư tưỏng lớn:  Đất nước của Nhân dân và  Nhân
    dân  làm  nên  Đất  Nước.  Tư  tưỏng  này  quy  tụ  quan  điểm  về  Đất  Nước của
    Nguyễn  Khoa Điềm, đồng thời góp  phần  hoàn  thiện  quan  niệm  về  Đất Nước
    trong thơ ca Việt Nam hiện đại.

       Cách  nhìn của tác giả về  những thắng cảnh, về  địa lí là  một cách nhìn có
    chiều sâu nhân văn đồng thời là một phát hiện mới mẻ, thú v ị:
            Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước
                                                  những núi Vọng Phu
            Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn  Trống Mái
            Gót ngựa của  Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
            Chín mươi chỉn con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng  Vương

            Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
            Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
             Con cóc,  con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
            Những người dân nào đã góp tên ông Đốc,  ông Trang,
                                                  Bà Đen,  Bà Điểm

       Những  cảnh  quan  thiên  nhiên  kì  thú  mang  những  tên  gọi  nôm  na  bình  dị
    gắn  liền với cuộc sóng  đời thường  của  nhân  dân.  Chúng  chỉ trỏ  thành  thắng
    cảnh  khi  được tiếp  nhận,  cảm  thụ  qua tâm  hồn  nhân  dân,  qua  lịch  sử  dựng
    nước  và  giữ  nước  của dân  tộc.  Nếu  không  có  những  người  vỢ  mỏi  mòn  đợi
    trông chồng qua các cuộc chiến tranh thì cũng không có tên gọi núi Vọng Phu.
    Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì cũng không
    thể  có  sự  cảm  nhận  về  vẻ  đẹp  hùng  vĩ của  vùng  núi  đối  trập  trùng  xung
    quanh đền Hùng, giống như chín mươi chín con voi quây quần chầu về đất Tổ.
       Khi  nêu  lên  những địa danh từ Bắc vào Nam, tác giả có ý  khẳng định  Đất

    Nước  là  một  khối  thống  nhất  có  truyền  thống  lịch  sử,  văn  hoá  lâu  đời:  con
    người  Việt  Nam  sống  thuỷ  chung,  tình  nghĩa.  Nhà  thơ  đã  quy  nạp  hàng  loạt
    hiện tượng cụ thể để đưa đến một ý nghĩa khái quát sâu sắc:



                                                                          271
   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277