Page 273 - Những bài Làm Văn 12
P. 273
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
Nói về lịch sử bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ không nhắc lại các
triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà tập trung nhấn mạnh vai trò của những
con người vô danh:
Trong bốp nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ đã làm ra Đất Nước bằng chính những công việc hằng ngày và trong
suốt cuộc đời họ:
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Họ đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, văn
minh tinh thần và vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng
nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã, tên làng và truyền thống chống thù trong
giặc ngoài.
Mạch suy nghĩ sâu lắng dẫn đến tư tưởng cốt lõi, điểm hội tụ và cũng là
điểm đỉnh của cảm xúc trữ tình ỏ cuối đoạn: Đất Nước này là Đất Nước Nhân
dân. Khi thể hiện tư tưỏng Đất Nước của Nhân dân, tác giả đã trở về với ngọn
nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá, văn học dân gian mà tiêu biểu là ca
dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy trong ca
dao, dân ca, truyện cổ: Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần
272