Page 269 - Những bài Làm Văn 12
P. 269

muôn  đời.  Cuối  cùng,  mạch  suy tưởng  của tác  giả  dẫn  đến  một chân  lí khái
      quát:  Đất Nước của Nhân Dân,  Đất Nước của ca dao thần thoại.
         Khác với các  nhà thơ trước,  khi viết về  đất nước thường  dùng  những  hình
      ảnh  kì vĩ,  mĩ lệ,  mđng tính  biểu tượng,  Nguyễn  Khoa Điềm  đã  chọn cách thể
      hiện rất tự nhiên và bình dị:
                 Khi ta lớn lên Đất Nước dã có rồi
                 Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..."

                                                 mẹ thường hay kể.
                 Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bầy giờ bà ăn
                 Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
                 Tóc mẹ thì bới sau đầu

                 Cha mẹ thưdng nhau bằng gừng cay muối mặn
                 Cái kèo,  cái cột thành tên
                 Hạt gạo phải một nắng hai sưdng xay, giã, giần, sàng

                 Đất Nước có từ ngày đó...
         Trong đoạn thơ này,  Nguyễn  Khoa Điềm blày tỏ cảm xúc và suy tưởng của
      mình về  Đất Nước dưới hình thức trò chuyện tâm tình, tạo ra một cảm giác gần
      gũi, thân thiết.  Nhà thơ lấy chất liệu từ văn  hoá dân gian, từ ca dao, tục ngữ,
      từ đời sống quen thuộc hằng  ngày.  Bỏi vậy  nên  không gian  nghệ  thuật được
      mở rộng ra nhiều chiểu và hình tượng thơ trở nên trữ tình, bay bổng.
         Đất Nước ở  ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, từ lời  kể chuyện  ngày
      xửa ngày xưa của mẹ, từ các phong tục tập quán có từ lâu đời:  Miếng trầu bây
      giờ bà  àn,  Tóc mẹ  thì bới sau đẩu.  Đất Nước có từ khi dân mình biết trồng tre
      mà  đánh giặc.  Đất Nước hình  thành  từ  tình  nghĩa vỢ  chồng thuỷ  chung,  Cha
      mẹ  thưdng nhau  bằng gừng  cay muối mặn,  từ  quá  trình  lao  động  bền  bỉ của
      dân tộc; từ hình ảnh hạt gạo ta ăn hằng ngày thấm đẫm  mồ hôi  một nắng hai
      sưdng. Câu thơ:  Cái kèo,  cái cột thành tên diễn tả thời gian hơn là không gian.
      Phải bao năm tháng những vật dụng hằng ngày trong nhà mới có tên để gọi.
      Đấy cũng  là quá trình sinh thành của  Đất Nước từ  không đến có, từ  nhỏ  hẹp
      tới lớn lao. Tất cả những điều đó làm cho khái niệm  Đất Nước trở nên gần gũi,
      thân thiết đối với mỗi con người.
         Có thể coi đoạn thơ mỏ đầu là câu trả  lời cho câu hỏi:  Đất Nước có  tự bao
      giờ ? Lịch sử lâu  đời của đất nước Việt Nam  được cắt nghĩa không  phải bằng



      268
   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274