Page 265 - Những bài Làm Văn 12
P. 265

Nghệ thuật của đoạn văn này thể hiện ỏ phương pháp lập luận chặt chẽ,
       ở  bố cục  rõ  ràng,  mạch  lạc,  ở  ngôn  ngữ trong  sáng,  tự  nhiên  với  những  lời
       bình hàm súc, sắc sảo, mới mẻ về bài  Văn tếnổị tiếng:
          Ngòi bút,  nghĩa là  tâm hồn  trung nghĩa của Nguyễn Đình  Chiểu đã  diễn tả,
       thật là sinh động và não nùng,  cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của
       nghĩa quân,  vốn là  người nông dân,  xưa kia chỉ quen cày cuốc,  bỗng chốc trở
       thành người anh hùng cứu nước.

          Tác giả dẫn  một đoạn  của  bài  Văn  tế,  so sánh với  Đại cáo bình  Ngô của
       Nguyễn Trãi rồi bình:  Hai bài văn: hai cảnh ngộ,  hai thời buổi,  nhưng một dân
       tộc.  Bài cáo của  Nguyễn  Trãi là khúc ca khải hoàn,  ca ngợi những chiến công
       oanh  liệt chưa  từng  thấy,  biểu  dưdng  chiến  thắng  làm  rạng  rõ  nước nhà.  Bài
       Văn  tế nghĩa  sĩ cần  Giuộc là  khúc ca  những người anh  hùng  thất thế,  nhưng
       vẫn  hiên  ngang:  “Sống  đánh giặc,  thác cũng đánh giặc...  muôn  kiếp nguyện
       đưdc trả  thù kia...".  Kết thúc đoạn văn này, tác giả bày tỏ lòng tưởng nhớ đến
       hương  hồn  của  nhà  thơ  yêu  nước  cùng  những  nghĩa  quân  đã  anh  dũng  hi
       sinh cho nghĩa lớn:  Có  lẽ  dưới suối vàng,  linh hồn của Nguyễn Đình  Chiểu và
       những nghĩa quân lúc bấy giờ,  ngày nay phần nào đã được hả dạ I
          Phần tiếp theo, tác giả  giới thiệu truyện  Lục  Vân  Tiên, tác phẩm  lớn  nhất
       của Nguyễn Đinh Chiểu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở
       miền Nam và chỉ ra một số nhận xét chưa đúng về truyện  Lục Vân  Tiên, ông
       chứng minh giá trị của tác phẩm  này bằng cách phân tích cái hay, cái đẹp về
       cả  nội  dung  lẫn  nghệ  thuật  :  Đúng,  đây là  một bản  trường  ca  ca  ngợi chính
       nghĩa,  những đạo đức đáng quý trọng ở đời,  ca ngợi những người trung nghĩa I
       Tác giả cũng nhận xét một cách khách quan là:  Tất nhiên những giá trị luân lí
       mà  Nguyễn  Đình  Chiểu  ca  ngợi,  ở  thời  đại  chủng  ta,  theo  quan  điểm  của
       chúng  ta  thì có phần  đã  lỗi thời...  về  mặt nghệ  thuật của tác phẩm  Lục  Vân
       Tiên,  Thủ  tướng  Phạm  Văn  Đồng  cũng  chỉ ra  rằng:  về  văn  chưong của  Lục
       Vân  Tiên,  phải để ý đây là  một chuyện  “kể",  chuyện  “nói”.  Tác giả  cố ý  viết
       một lối  vãn  “nôm  na”,  dễ  hiểu,  dễ  nhớ,  có  thể truyền  bá  rộng  rãi  trong  dân
       gian.  Cho nên, dù có chỗ này chỗ khác lời thơ chưa được hay, chưa được trau
       chuốt thì cũng  là điều  khó tránh  khỏi.  Dâu sao đôi chỗ Sd sót về  văn chưdng
       không thể làm giảm giá  trị văn nghệ của bản trường ca thật là  hấp dẫn từ đầu
       đến cuối. Đánh  giá trên đây cho thấy tác giả  là  người luôn giữ được sự trung
       thực và công bằng trong khi nghị luận.


       264
   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270