Page 261 - Những bài Làm Văn 12
P. 261

'ỉ


           Luận điểm  1: Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước.
           Luận  điểm  2 :  Thơ  văn  yêu  nước  của  Nguyễn  Đình  Chiểu  -  tấm  gương
        phản  chiếu  phong  trào  đấu  tranh  chống  thực  dân  Pháp  oanh  liệt  và  bển  bỉ
        của nhân dân Nam Bộ.
           Luận  điểm  3:  Truyện  Lục  Vân  Tiên,  tác  phẩm  lớn  nhất của Nguyễn Đình
        Chiểu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

           Phẩn kết bài: Đánh  giá  khái  quát về  cuộc  đời  và  sự  nghiệp thơ  văn  của
        Nguyễn  Đình  Chiểú:  Đời  sống  và  sự nghiệp  của  Nguyễn  Đình  Chiểu  là  một
        tấm gương sáng,  nêu cao địa  vị và  tác dụngscủa  ván học,  nghệ  thuật,  nêu cao
        sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá  và tư tưởng.
           Tác giả  mở  đầu  bài viết bằng  một nhận  định  khách quan  có  tính  thời sự,
        chứa đựng  luận  đề  (chủ  đề) của bài viết:  Ngôi sao  Nguyễn  Đình  Chiểu,  một
        nhà  thơ lớn của nước ta,  đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ
        của dân tộc,  nhất là  trong lúc này.  Lúc này là  năm  1963, đất nước ta đang bị
        tạm thời chia cắt làm hai miền.  Nhân dân miền Bắc vừa xây dựng xã hội chủ
        nghĩa  vừa  là  hậu  phương  lớn  tiếp  sức  cho  nhân  dân  miền  Nam  chiến  đấu
        chống đế quốc Mĩ xâm lược và bè lũ  nguy quyền tay sai bán nước.
            Từ năm  1954 đến  1959,  đế quốc Mĩ và chính quyền  Ngô Đình  Diệm triển
        khai chính sách tố Cộng, ra sức truy nã, bức hại những người kháng chiến cũ,
        bắt bớ, tù đày và gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu khắp miền Nam.
           Từ năm  1960,  Mĩ quyết định tài trợ và can thiệp sâu  hơn vào cuộc chiến.
         Năm  1964,  chúng  đưa thêm  16.000  binh  lính  và  sĩ quan  Mĩ vào  miền  Nam.
        Chỉ một năm sau, con số ấy đã tăng lên tới 543.000.
           Trước tinh  hình  đó,  phong  trào đấu tranh  chổng  Mĩ -  nguy  của  nhân  dân
         miền  Nam  nổi  lên  mạnh  mẽ,  quyết  liệt;  tiêu  biểu  nhất  là  phong  trào  đồng
         khởi ở Bến Tre. Đây là thời điểm cách mạng miền Nam đứng trước nhiều khó
         khăn, thử thách. Hoàn cảnh lịch sử trên giúp chúng ta hiểu thêm tại sao Thủ
        tướng Phạm Văn Đồng lại nhấn mạnh thời điểm ông viết bài văn ca ngợi nhà
        thơ  mù  yêu  nước  Nguyễn  Đình  Chiểu  nhằm  khẳng  định  truyền  thống  đấu
         tranh  chống  giặc ngoại  xâm  của dân  tộc  Việt  Nam,  động viên  nhân  dân  cả
         nước vùng lên tiêu diệt bọn bán nước và cướp nước.
           Tác giả đã sử dụng ẩn dụ  nghệ thuật để khẳng định tài  năng văn chương
         và  tấm  lòng  yêu  nước,  thương  dân vô  cùng  đáng  quý  của  nhà  thơ  đất  Lục
         tỉnh Nam Kỳ:



         260
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266