Page 258 - Những bài Làm Văn 12
P. 258
I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
* Giđi thiệu vài nét về tác giả:
- Phạm Văn Đổng (1906 - 2000) quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng
Ngãi.
- Ông sớm tham gia cách mạng và được cử giữ chức vụ Thủ tướng trong một thời
gian dài, đóng góp rất lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. ông được Nhà
nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý.
- Phạm Văn Đổng có nhiều công trình nghiên cứu về các danh nhân văn hoá của
Việt Nam, trong đó có bài; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc.
* Hoàn cảnh ra đời của bài viết;
- Bài văn viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đổ Chiểu (3 - 7 -
1888), đăng trên Tạp chí Văn hợc tháng 7 - 1963.
- Đây là giai đoạn đế quốc Mĩ quyết định tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc
chiến tranh ở miền Nam. Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chính quyền tay sai của
nhân dân miền Nam nổi lên khắp nơi, tiêu biểu là phong trào đồng khởi của nhân dân
Bện Tre. Hoàn cảnh lịch sử ấy cho thấy tại sao tác giả Phạm Văn Đồng lại nhấn
mạnh thời điểm ông viết bài văn ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu.
- Nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết là; Nguyễn Đình
Chiểu - một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh
giá đúng đắn hơn, đầy đủ hơn.
2. Thân bài:
* Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ yêu nước.
- Tác giả nhấn mạnh điều đáng trân trọng ở Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương
ngời sáng về tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Tác giả khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu với giai đoạn lịch sử đau thương thời kì đầu thực dân Pháp xấm lược nước ta.
* Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương phản chiếu phong trào đấu
tranh chống thực dãn Pháp oanh liệt và bền bi của nhân dân Nam Bộ.
Để làm rõ luận điểm trên, tác giả đã phân tích và chứng minh như sau:
- Người đọc cần phải có sự ttiểu biết nhất định về con người và hoàn cảnh sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu để có sự đánh giá khách quan hơn, đúng đắn hơn về giá
trị văn chương của ông.
17-Những bài làm văn mẫu 12T1-Trân Thị Thln-NXB THTPHCM 257