Page 256 - Những bài Làm Văn 12
P. 256

Từ những năm đau thương chiến đấu
                  Đã ngời lên nét mặt quê hương
                  Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
                  Đã bật lên những tiếng căm hờn

                  Bát cơm chan đầy nước mắt
                  Bay còn giằng khỏi miệng ta
                  Thằng giặc Tày thằng chúa đất
                  Đứa đè cổ đứa lột da.
     Nỗi đau xót như thấm sâu vào từng câu, từng chữ, từng hình ảnh tiêu  biểu
  tạo  nên  ấn  tượng sâu  đậm  trong  lòng  người đọc. Đặc  biệt hình  ảnh  Bát cơm

  chan  đầy nước  mắt,  Bay còn giằng  khỏi miệng  ta nói  lên  tột cùng  tội  ác  của
  quân thù và tột cùng sự tủi cực của nhân dân ta trong vòng nô lệ.  Nhưng bạo
  lực của kẻ thù đã không thể bắt chúng ta phải khuất phục;

                  Xiềng xích chúng bay không khoá được
                  Trời đầy chim và đất đầy hoa
                  Sủng đạn chúng bay không bắn được
                  Lòng dân ta yêu nước,  thương nhà

                  Khói nhà máy cuộn trong sương núi
                  Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

                  Ôm đất nước những người áo vải
                  Đã đứng lên thành những anh hùng.
     Từ  thực  tế  kháng  chiến  gian  nan  và  hào  hùng,  Nguyễn  Đình  Thi  đã  viết
  nên  những câu thơ khái quát về sự mất mát, hi sinh của đất nước cùng quyết
  tâm  giành  lại  chủ  quyền  độc  lập  tự do của dân  tộc ta.  cả  dân  tộc đoàn  kết
  thành  một  khối  thống  nhất,  trán  đẫm  mồ  hôi  và  mắt  ngời  hi  vọng,  rắn  rỏi
  mạnh mẽ bước tới tương lai:
                  Ngày nắng đốt theò đêm mưa giội           ^
                  Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
                  Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

                  Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
     Cái  hay  của  đoạn  thơ  này  chính  là  âm  điệu  thơ  hào  hùng,  sảng  khoái.
  Tiếng  nói trữ tình  của  nhà thơ  mang  âm  vang tiếng  nói của cả  dân  tộc đang


                                                                        255
   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261