Page 278 - Những bài Làm Văn 12
P. 278
điểm, nhược điểm của từng học thuyết, cần lưu ý ở thời điểm bài viết này ra
đời, các quan điểm của Nho giáo đang bị phê phán và coi nhẹ thì những lời
khẳng định của tác giả là rất táo bạo: Cái gốc duy lí của đạo Nhc không đối
lập với khoa học, với học thuyết Mác; ...Mác trong đạo lí không được nổi bật
và cụ thể như trong Nho giáo..., Mác xem nhẹ mặt xử thế, tu thân,... Mặt khác,
tác giả luôn giữ được thái độ độc lập với thế quyền, công khai tuyên bô' thích
cách ứng xử truyền thống của nhà Nho đối với vua chúa, ông không đồng
nhất con người chính trị với con người đạo lí và tuyên bố thẳng thắn cách liên
minh với chính trị của mình.
Trong bài văn, tác giả phân tích những ưu điểm của đạo Nho từ góc độ tu
dưỡng đạo đức cá nhân qua cách trình bày xoay quanh vấn đề đạo lí. Theo
Nguyễn Khắc Viện, ba khái niệm then chốt là : xủ thế, đạo lí, chữ nhân của
đạo Nho có sự liên kết về nội dung và ý nghĩa với nhau. Nhưng khi phân tích
thì mỗi khái niệm lại có một ý nghĩa riêng.
Tác giả phân tích khái niệm xử thế mộị cách rõ ràng và đầy đủ. xử thế
hiểu theo cách đdn giản là cách sống ỏ đời, cách đối xử với mọi người xung
quanh, ông thẳng thắn bày tỏ : Tôi thích thủ tinh thần có mức độ, ứng xử vừa
phải của đạo Nho; sau đó khẳng định: Có thể nói không có học thuyết chủ
nghĩa nào đặt vấn đề “xử thế" rõ ràng và đầy đủ như vậy. Đặc biệt vê cách
ứng xử của nhà nho đối với vua chúa.
Tác giả dẫn ba câu chuyện: một của phưdng Tây, hai của phương Đông
để chứng minh ưu điểm trong cách xử thế của đạo Nho. Khi bất đồng chính
kiến thì cách xử thế của Đi-ô-gien (nhà sử học Hi Lạp cổ) đối với hoàng đế
A-lếch-xan-đơ-rơ có phần chưa hợp với người có học, còn cách xử thê' của
người theo đạo Nho hợp lí, đúng mức hơn.
Ông kể rằng: Sách Hi Lạp hay nhắc chuyện, khi hoàng đế A-lếch-xan-đơ-rơ
đến thảm Đi-ô-gien đang trần trụi nằm ở vỉa hè, ông ta la lên: “Kìa ông kia lùi
ra, che hết ánh sáng của tôi ”. Tậi thích câu chuyện của Hứa Do nghe phải
viên của nhà vua lần thứ hai đến mời ra làm quan, liền bỏ^đi rữa tai, bảo là
rửa sạch những điều dơ bẩn. Nhưng thích hơn cả là chuyện một nhà nho được
vua gọi lên, bảo: “Nhà vua nên đến thăm tôi hơn là tôi đến thăm nhà vua ”.
Vua hỏi vì sao - “ Vì nếu tôi đến thì tôi mang tiếng là nịnh vua, còn vua đến tôi
thì vua được tiếng là tôn trọng người hiền, quý kẻ sĩ (tức trí thức)". Từ những
giai thoại đó, tác giả rút ra kết luận:
277