Page 281 - Những bài Làm Văn 12
P. 281
văn là tìm hiểu con người về cả ba mặt sinh học - xã hội - tâm lí để cố luyện
mình theo ba hướng: dưỡng sinh (thầy Khổng bỏ qua mặt này), xử thế, tu thân
(Mác xem nhẹ mặt này), ông muốn đóng góp phần mình cho sự nghiệp đấu
tranh cứu nước, xây dựng dân chủ và khoa học nhân văn.
Theo ông, tu dưỡng bản thân nghĩa là phải không ngừng luyện mình theo
ba hướng: dưỡng sinh, xử thế, tu thân-, sống theo đạo lí chứ không theo tư
tưởng Thiên mệnh của Nho học. Trước sau, ông vẫn là con người duy vật theo
học thuyết Mác. Thực tế cho thấy ông là người tiếp thu, vận dụng có sáng tạo
những ưu điểm của các học thuyết khác nhau để đạt được mục đích: chỉ mong
làm con người cho ra người.
So sánh bản thân với các bậc trí thức Nho học mà cụ thể là người cha của
mình, tác giả thấy mình có may mắn hơn là được tiếp thu nguồn văn hoá
phương Tây và lúc trưởng thành thì nước nhà lại bước sang trang sử mới nên
người trí thức có nhiều cơ hội để giúp nước.
Từ vốn kiến thức thực tế, tác giả tiếp tục nghiền ngẫm và kiểm nghiệm lại
sách vở của Khổng - Mạnh, Ra-xin, Huy-gô... Điều đó cho thấy ông đã tránh
được sự giáo điều, xơ cứng của sách vở và nhờ đó mà hiểu sâu hơn kiến
thức từ sách vở, giúp bản thân đạt đến mức uyên thâm trong học vấn.
So sánh giữa trí thức phương Tây với trí thức phương Đông, tác giả cho
rằng con người phương Tây được sổng với quyền tự do cá nhân tuyệt đối
nhưng vì dứt khỏi cội rễ nên thành những cá thể cô đơn, bơ vơ ; trong khi đó,
tác giả có cái may mắn - cũng là đặc điểm của trí thức phương Đông là được
sống với chủ nghĩa tự do cá nhân nhưng không dứt bỏ truyền thống, vẫn học
từ Chu Văn An đến Phan Bội Châu nên vẫn nặng nợ với đất nước, với quê
hương và có nơi nương tựa vững chắc là cộng đồng giai cấp và dân tộc.
Văn phong trong đoạn này trong sáng, giản dị và cứng cỏi - thể hiện nội
lực của một cây bút báo chí lão luyện. Chọn cách diễn đạt như vậy, phải
chăng tác giả muốn tránh việc phô bày cái tôi, tránh việc tô vẽ cho bản thân?
Kể chuyện riêng của mình nhưng tác giả không có ý gì khác ngoài việc thấy
cần thiết phải nêu một ví dụ về con đường phấn đấu. Tước bỏ đại từ “tôi”,
trong trường hợp này, tác giả muốn hướng thẳng đến đối tượng, phá bỏ
khoảng cách giữa người viết với người đọc để người đọc có thể nhập ngay vào
phần cốt lõi của vấn đề.
Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại ” là một bài văn nghị luận mẫu mực
được viết với chủ kiến rõ ràng, bô' cục hợp lí, cách lập luận chặt chẽ, vừa có lí
280