Page 412 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 412

2. Cảm giác
         Là bậc thầy xây dựng hình tượng ẩn dụ, đa nghĩa,...  Hê-ming-uê còn là  người
     khai thác  rất thành  công cảm  giác của  nhân vật.  Bằng  cách  này,  ông  khiến cho
     thế giới nhân vật của mình hiện lên vừa cụ thể sống động nhưng lại vẫn có phần bí
     hiểm và đầy chiều sâu. Đặc biệt là với ông lão San-ti-a-gô.  Khi sức khoẻ suy kiệt,
     San-ti-a-gò chiến  đấu  với con cá  kiếm bằng  kinh  nghiệm và sức  mạnh tinh thần.
     Kinh nghiệm chủ yếu được thể hiện bằng cảm giác. Điều kì lạ là chỉ bằng cảm giác
     mà  ông  lão có thể xử lí hoàn  hảo trước  mọi  động thái  của con  cá.  Điều  này cho
     thấy tay nghề câu cá của ông lão dã vượt qua cả ngưỡng siêu việt. Khai thác cảm
     giác này,  Hê-ming-uê mới có điều kiện thuận lợi để xâm  nhập sâu vào thế giới tư
     duy của nhân vật.  Nhờ đó mà độc thoại nội târn của nhân vật đã trở thành phương
     tiện biểu đạt tính cách nhân vật một cách hoàn hảo, tài tình: ‘'Đúng lúc đó lão cảm
     thấy một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây lão đang níu bằng cả hai tay.
     Thật là sắc và cảm thấy cứng và nặng.

         “Lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy, lão nghĩ. Chuyện ấy
     tất xảy  ra”.  Hành  động ấy của con cá diễn  ra sâu dưới  mặt  nước,  nhLrng ông  lão
     vẫn nhận ra.
         Cảm giác đóng vai trò rất quan trọng trong kĩ thuật tự sự của Hê-ming-uê. Nổi
     bật trong  đoạn  trích  là  hai  cảm  giác  cơ  bản  của  San-ti-a-gô:  về  sức  khoẻ  và  về
     việc khuất phục con cá. Văn bản xuất hiện hàng loạt câu đề cập đến các cảm giác
     này. Người kể sử dụng hai thủ pháp ngôn từ để khắc hoạ. Một là bằng chính ngôn
     ngữ của  mình  để  miêu tả  (“Nhưng  lão lại cảm thấy choáng  váng’’,”Nhưng  đã  hai
     lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng và điều ấy khiến lão sợ,...).  Hai là sử
     dụng  ngôn  ngữ của  nhân  vật  (“Lượt tới  nó  lượn  ra  ta  sẽ  nghỉ” ,  lão  nói.  “Ta  cảm
     thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó”).

         Với cách kể này, câu chuyện của Hê-ming-uê đan cài  nhiều tầng “không khr.
     Thường thì độ nặng của truyện được đặt ngay trong hành động trực tiếp của nhân
     vật,  nhưng  với  Hê-ming-uê  thì  trọng  tâm  truyện  bao  giờ  cũng  nằm  ngoài  câu
     chuyện,  nằm ờ cái phần ‘1rống’ , phần không nói hết của người kể.

          3. Diễn biến
          Cuộc chiến  của  San-ti-a-gô với  cá  kiếm  diễn  ra  vô  cùng  gay cấn.  Để  giành
      chiến thắng ta thấy San-ti-a-gô tiến hành lần lượt các bước sau:
          - Thu dây đế khiến con cá quay vòng.
          -  Cầu  ccn  cá  đưng  nhảy  bỏi  sỢ  mất  nó;  “Đừng  nhảy,  cá”.  Lão  nói.  “Đừng
      nhảy”.
          - Cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc
      một tràm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”.


                                                                             411
   407   408   409   410   411   412   413   414   415   416   417