Page 417 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 417

7.  “Con cá là vận may của ta”
          Trên đây chúng tỏi đã đề cập đến việc con cá  là giá tri  vật chất và tinh thần
      của  ông  lão.  Bên  cạnh  đó,  nó  còn  là  vận  may của  San-ti-a-gô.  Điều  này  được
      chính ông lão thừa nhận. Thì ra ngoài nỗ lực của bản thân, thành quả chiến thắng
      của ông lão còn nhờ vào sự rủi may của số mệnh.
          Rất nhiều lần trong tác phẩm, ông lão xem việc không bắt được cá trong suốt
      84 lần ra khơi là do vận rủi. Không chấp nhận điều đó, lão vẫn nuôi hi vọng sẽ bắt
      được cá lớn. Cuối cùng lão toại nguyện khi câu được con cá  khổng lồ.  Nhưng con
      cá kéo lão ra khơi xa. Lão trở thành ‘‘con mồi” của con cá.  Một sự hoán vị lạ lùng.
      Ông  lão  lại trở  nên  bị  động trước con  cá.  Xem  ra  khát vọng càng  lớn,  con  người
      càng  bị  nô  lệ vào  đó và  rất dễ đánh  mất đi  sự tự do,  tự chủ  của  chính bản thân
      mình.  Trong trường  hỢịi  này, vận  may lại trở thành vận  rủi.  Khi  giết được con cá,
      vận may lại trỏ về với ông lão.  Chỉ có điều, chăng  bao lâu vận may ấy lại chuyển
      sang vận rủi.
          Cơ sự cũng bắt đầu bằng một hành động trái khoáy. Khi San-ti-a-gô đâm chết
      con cá,  nghỉ ngơi lại sức và tự nhủ:  “Bây giờ phải  kéo nó vào,  buộc chặt và tròng
      một  chiếc thòng  lọng  vào  giữa  thân  và  một  chiếc  nữa  vào  đuôi  để  buộc  nó  vào
      thuyền”.  Rồi lão gọi: “Đến đây, cá.  Nhưng con cá không  nhúc nhích. Thay vào đó,
      lúc này nó nằm ườn mình trên biển và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó” .  Một
      lần  nữa.  ông lão lại  mất thế chủ  động trước con cá,  ngay cả  khi  nó đã  chết. Điều
      này lại báo hiệu vận rủi và  không lâu sau đàn cá mập đánh  hơi được mùi máu cá
      đã xông tới tấn cong. Cuối cùng khi đưa được thuyền về bến, San-ti-a-gô chi còn lại
      bộ xương cá khổng lố.
          Có thể nói hành trình câu cá của ông lão là ẩn dụ cho hành trình rủi may của
      Iriếp người. Trong đời rủi may luôn cận kề, không dễ gi nắm bắt và có thể hiểu hết.
      Hê-ming-uê khắc hoạ hình tượng nhàn vật đầy ý chí, nghị lực, tài nâng để vượt qua
      những  rủi  may ấy.  Hành trình  sống của  họ  hết đi  từ điều  riiay  rủi  này sang  điểu
      may lủi khác. Mọi phấn đấu của họ lốt cuộc sẽ cũng không thoát klìỏi cái vòng rủi
      may  kia.  Và  cuối  cùng  là  cái  chết  -  hư vô.  Dấu  thế,  nhân  vật  của  Hê-ming-uê
      không  bao giờ chịu  khuát phục.  Họ sống để khẳng định  một điều,  ngay cả  lúc tả
      tơi  nhấi của  số phận,  con  người  vẫn  luôn  biết  ngẩng  cao đâu,  kiên  trì  chịu  đựng
      (chịu đựng như mộí con người), biết chiến đấu để vượt qua. Và đây là ý nghĩa sống
      tích cực nhất ctio mọi lẽ sống: “con người có thể bị huỷ diệt chứ không chịu khuất
      ptiục” trước mọi thế lực bẹo tàn.
                                                                  LÊ HUY RẮC








       416
   412   413   414   415   416   417   418   419   420   421   422