Page 421 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 421

Ê-luy-a thì  viết tên tự do trên bất kì vật thể nào có thể:  Trên sa mạc trên rừng
      hoang /  Trên tổ chim trên hoa trài /  Trên thời thơ ấu âm vang /  Tôi viết tên em.
          Vàn bản trích dạy bao gồm 12 khổ. Tất cả đều được kết thúc bằng điệp khúc:
      “Tôi viết tên em” , sở dĩ,  Tôi viết tên em chứ không phải là  Ta viết tên em hay Anh
      viết tên em,...  là  vì  nếu thay  tôi bằng  một đại từ khác thì  nó  hoặc là  quá  gần gũi
      (anh), quá kiểu cách, trich thượng (ta),  phải là tôi để điều đó vừa là trân trọng vừa
      là gần gũi nhưng lại không kém phần thiêng liêng.  Hơn nữa,  tôi ấy còn ẩn dụ cho
      cái  tôi,  cái cá thể của con  người.  Mặt khác,  bất kì  ai cũng có thể đứng vào cái  tôi
      ấy để ngợi ca tự do.  Trong trường  hợp  này,  tôi ấy cũng chính  là  chúng tôi,  chúng
      ta. Những thực thể tự do ngợi ca tự do.
          Xác định cho cái tôi-tựdo sự mênh mòng không giới hạn, Ê-luy-a thênh thang
      thể hiện cảm xúc của mình: trên trang vở, trẽn bàn  học, trên cây xanh,  trên trang
      sách,  trên  đá,  máu,  giấy, trên tro tàn,...  Có nghĩa  bất cứ vật thể  nào có thể viết,
      nhà thơ đều ghi lên hai chữ Tự do. Ngay cả nhũmg nơi theo suy nghĩ thông thường
      của chúng ta là không thể, thì nhà thơ vẫn cứ viết. Bằng cách đó, Ê-luy-a sáng tạo
      nên chất liệu viết của  mình. Và cũng bằng cách đó,  nhà thơ khai sinh  ra  một thế
      hệ  độc  giả  mới  -  những  người  có thể thưỏng  thức  thơ  ông  và  đòi  hỏi  ở  nghệ  sĩ
      đương thời lối viết mới như thơ ông hoặc là mới theo cách khác:
                  Trên sa mạc trên rừng hoang

                  Trên tổ chim trên hoa trái
                  Trên ihời thơ ấu ám vang
                  Tôi viết tên em
                  Trẽn điều huyền diệu đém đêm
                  Trên khoanh bánh trắng hằng ngày
                  Trên các mùa cùng gắn bó

                  Tôi viết tén em
          Các khổ thơ, các cảu thơ, và thậm chí là cả từ ngữ nữa cũng có thể tự do kết
      hợp với nhau. Việc đối khổ hay chuyển câu giữa các khổ cũng đều mang lại nghĩa
       như nhau cho vàn  bản. Chảng  hạn ỏ khổ thơ trên ta có thể đổi vị trí các cảu  như
      sau:  Trên các mùa cùng gắn bó ■' Trên điều huyền diệu đêm đêm /  Trên khoanh
      bánh trắng hằng ngày/ Tôi viết tên em. Nghĩa của khổ thơ chẳng có gì thay đổi.
          Thực  hiện được điểu  phi thường  này chỉ có ở thơ Siêu thực.  Khi trật tự tuyến
      tính,  khi  các  lằn  ranh  giữa  các  sự vật  hiện  tượng  bị  xoá  bỏ,  tuyệt  đối  tuân  thủ
       nguyên tắc đồng hiện dựa trên logíc của cảm xúc tâm lí,  nhà thơ hồn nhiên bày tỏ
       ý tưởng chủ quan của mình.



       420
   416   417   418   419   420   421   422   423   424   425   426