Page 422 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 422
Bên cạnh đó việc xoá bỏ phạm vi đặc trưng từ loại cũng góp phần tạo nên tính
siêu thực này. Từ ‘Irên” có lúc được dùng như từ “khi”. Với cách sử dụng ngôn từ
ấy, những mệnh đề, từ ngữ đi với “khi” hầu hết được chuyển hoá thành danh từ
(Trên hiểm nguy đã tan biến / Trên hi vọng chẳng vấn vương,...).
Phải nói cảm xúc thơ Siêu thực thật phi thường. Nhà thơ trộn lẫn mọi cái
thiêng liêng (vua quan, trang sách,...), mọi cái bình thường (khoanh bánh trắng,...),
mọi hình ảnh ẩn dụ (đá, máu, giấy, tro tàn,...), mọi nét nghĩa thò kệch (núi non
điên ơại, nhễ nhại bão dõng,...) xáp nhập vào với nhau. Tất cả nhằm tạo nên một
không gian mênh mỏng, không có giới hạn cả trong vũ trụ lẫn thắm sâu hồn người.
Để làm được điều này bất cứ vật ngăn cản hoặc chí ít gỢn lên sự ngăn cản
cũng đều bị nhà thơ xoá sổ: nơi trú ẩn tan hoang, ngọn hải đăng đổ nát, mấy bức
tường ngao ngán,... Chỉ còn lại trong hình tượng thơ là khoảng bao la bát ngát;
Trên sa mạc trên rừng hoang / Trên hồ vầng trăng lung linh / Trên hi vọng chẳng
vấn vương.
Với cảm hứng nồng nhiệt với tự do - cảm hứng thể hiện lòng yêu nước trong
lúc tổ quốc của nhà thơ đang bị phát xít Đức chiếm đóng, toàn bộ bài thơ không có
một chút ngôn từ nào gợi cảm giác u buồn, mặc dù không ít lần Ê-luy-a sử dụng
các tính từ, các từ ngữ mang sắc thái buồn: tro tàn, ẩm mốc, lụi dần,... Tất cả nội
hàm biểu ý, biểu tình vốn có của các từ ngữ này đều được lọc trong cái bể tinh
thần lạc quan vô cùng tận của thi nhân. Như thê đóng góp lớn nữa của thơ Siêu
thực được ghi nhận ở ngay chính việc chuyển hoá nội hàm ngữ nghĩa của từ.
Làm thơ bao giờ cũng sử dụng biện pháp nhân hoá cho dù nhà thơ thuộc bất
kì thời đại hay phong cách nào đi nữa. Ê-luy-a không phải ngoại lệ. Thông thường
thi nhản nhân cách hoá các sự vật hiện tượng tự nhiên (Xuân Diệu viết về liễu:
Rặng liễu diu hiu đứng chịu tang...) chứ hiếm khi nhân cách hoá các khái niệm xã
hội mang tính trừu tượng. Ê-luy-a làm ngược lại. ông nhân cách hoá tự do.
Tự do vốn là khái niệm trừu tượng, được khai sinh tư xã hội, nhằm khẳng định
yếu tố cá nhân hoặc cộng đồng khỏi những ràng buộc bất lợi hoặc mang lại thua
thiệt cho cá nhân hoặc cộng đồng đó. Kể từ khi gọi tự do là em, với hàm ý là cô
gái, thậm chí là tình nhân, Ê-luy-a khoác cho cái vỏ âm thanh ấy một hình hài,
người đọc có thể hình dung được.
Trước Ê-luy-a, Franz Kaíka trong truyện của mình đã sử dụng rất thành công
thủ pháp này. Pháp luật vốn là khái niệm trừu tượng, nhưng Katka đặt cho nó một
cánh cửa trong truyện Trước cửa pháp luật thì lập tức nó có hình hài và trở thành sự
vật cụ thể. Hơn ttiế, Katka còn đặt vào đấy một tên lính canh và một người nông
dân muốn vào tìm hiểu pháp luật. Nhờ thế, ngay trước mắt người đọc hiện lên một
toà nhà pháp luật độc đáo.
421