Page 411 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 411
nhiều nguồn. Trước hết là từ quá khứ oai hùng của lão (nhà vỏ địch vật tay, ngưòi
ngang dọc trên đại dương săn rùa, câu cá,...), tiếp đó là sức mạnh từ việc thành
thạo tay nghề (hiếm có người nào có tay nghề giỏi như ông lão ở làng chài ấy, dẫu
suýt ngất vì kiệt sức nhưng chỉ cần một cú phóng lao, ỏng lão đã giết chết con cá
kiếm), cuối cùng là sức mạnh tinh thần, ông lão đã chứng minh được điều trước
các sinh vật to lớn của đại dương, sức khoẻ cơ bắp của con người quả thật là thảm
hại khi mang ra so sánh với chúng, nhưng sở dĩ con người lại trở thành “chúa tể
của muôn loài” (theo cách nói của sếch-xpia) là nhờ họ sở hữu được một thứ sức
mạnh vô song. Đó chính là ý chí, nghị lực thuộc phạm vi tinh thần.
Hành trình đeo đuổi suốt hai ngày hai đêm của ông lão trước đó đã mang lại
kết quả. Nó khẳng định chiến thẳng của ông lão. Nhưng đấy mới chỉ là khởi đầu,
cuộc chiến luc này mới thực sự bước vào chặng đường gay cấn nhất, ông lão
không hề có ý định bỏ cuộc. Kinh nghiệm cũng như tài nghệ của ống lão được
người kể khắc hoạ qua nhiều chi tiết cụ thể, tinh tế. Chỉ cần “cảm nhận áp lực của
sợi dây hơi chùng lại”, San-ti-a-gô biết con cá sắp lượn vòng.
ông lão không hể bi phân tâm trong suốt quá trình chiến đấu. Lão là một
người nhẫn nại với công việc. Khống điều gì có thể dứt lão ra khỏi mục tiêu cuối
cùng là bắt cho được con cá kiếm. Có thể nói, San-ti-a-gô toàn tâm, toàn ý trước
nhiệm vụ mà thoạt nhìn không nhiều người tin chắc ông lão có thể thực hiện được.
Chính lòng cần cù, sự tập trung và quyết tâm cao độ đã cung cấp thêm nguồn sức
mạnh vô biên cho lão.
Phẩm chất đáng quý nữa ỏ San-íi-a-gô là tính cách luôn hànn động. Có thể
nói, ông lão là người không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ để chờ vận may đến với
mình. Trong cuộc chiến đấu đó, một phần con cá cứ liên tục kéo nên ông lão phải
căng hết người lên mà chống dỡ, phần khác là vì, bản thân ông lão là con người
hành động. San -ti-a-gô không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Sự vận động khẳng
định tô chất muốn thể hiện giá trị tồn tại của con người, ngay cả khi sức lực đã già
nua. Hơn nữa, với San-ti-a-gô không hành động đổng nghĩa với việc chết. Lão
không muốn chết, ũo vậy, San-ti-a-gô luôn tồn tại trong thế động với các động tác
của cơ thể, của tư duy cũng như của ngôn từ.
Lão hết thu dây, thả dây, rồi lại nói, nghĩ (thành lời). Các động tác này cứ luân
phiên nhau trong văn bản để tạo nên một con người San-ti-a-gố đa diện mạo, để
khiến cho câu chuyện chỉ viết về một người, một số phận nhưng lại âm vang nhiều
cuộc đời, nhiều số phận.
Mở đầu lác phẩm, Hê-ming-uê đặt nhân vật San-ti-a-gô vào vận rủi vô cùng tận
với 84 ngày không bắt được cá. Nhưng chính nhờ hành động không mệt mỏi của
mình, lúc này ông lão sắp tóm được chú cá lởn xứng đáng với tài nghệ mình như lão
hằng mong muốn. Như thế, miệt mài theo đuổi khát vọng lớn trong đời là một đặc
trưng của nhàn vật mã Hé-ming-uê.
410