Page 137 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 137

Từ các  bình  diện  nói  trên,  ta  thấy,  Đất  Nước  gắn  với  những  phong  tục  tập
       quán, truyền thống,...  những  cái thuộc về  thế giới bên ngoài.  Sau  khi  rà  soát  hết
       lượt những gì có thể biểu trưng cho Đất Nưởc,  Nguyễn Khoa Điềm  hướng cái nhìn
       của  mình  vào chính  thế giới bên trong con  người.  Tác giả  đã  nâng ý thơ lên  một
       tầm khái quát, Đất Nước đã kết tinh, hoá thân trong cuộc sống của mỗi con người:

                        Trong anh và em hõm nay
                        Đều có một phẩn Đất Nước.
           Không phải đâu xa, không tốn công sức dẫn giải dài dòng, Đất Nước đâu phải
       là  khách thể xa  lạ  đối với  mỗi công dân  của  nó  mà Đất  Nước chính  là  các công
       dân đang sống trên Đất Nước đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng cá thể và
       cộng đồng, giữa mỗi thành viên với đất nước của mình.
           Con người mang Đất Nước trong mình. Đất Nước thiêng liêng gắn bó với từng
       số phận  của  mỗi  một  cá  thể.  Con  người  hạnh  phúc,  Đất  Nước  hạnh  phúc.  Con
       người khổ đau, Đất Nước khổ đau. Cách đặt vấn để này của  Nguyễn  Khoa Điềm
       quả thật là táo bạo và mới mẻ. Trên thi đàn Việt,  Nguyễn Khoa Điềm là  một trong
       những  người đầu tiên  khám  phá  ra  bản chất tồn tại đúng đắn  nhất của Đất Nước
       và khái quát nó lên bằng hình tượng thơ.
           Từ việc  xác  định  Đất  Nước  một  cách  độc  đáo  như thế,  Nguyễn  Khoa Điềm
       chuyển  ngay sang xác định trách  nhiệm,  nghĩa vụ của  mỗi  một người  dân đối với
       Đất  Nước.  Đất  Nước  đang  hiện  hữu  trong  từng  người,  từng  ngày.  Vì  vậy,  mỗi cá
       nhân  phải có ý thức trách nhiệm đúng đắn để gìn giữ,  phát triển và truyền lại cho
       các thế hệ mai sau:
                        Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
                        Phải biết gắn bó và san sẻ

                        Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sỏ
                        Làm nên đất nước muôn đời...
           Từ việc cảm nhận Đất Nước ỏ bình diện văn hoá, bằng những câu thơ trữ tình
       mang tính chính  luận, tác giả  nhấn  mạnh,  khắc sâu và  làm  nổi  bật tư tưởng “Đất
       Nước  của  Nhân  dân”.  Nội  hàm  của  khái  niệm  Đất  Nước  được  tập  trung  nhất  ở
       điểm này; Đất Nước do Nhân dân làm ra và được Nhân dân bảo vệ.
           Cách  nhìn  của  tác  giả  về  những  thắng  cảnh,  về  địa  lí  là  một  cách  nhìn  có
       chiều  sâu  và  là  một  phát  hiện  mới  mẻ.  Muôn  vàn  vẻ  đẹp  của  cảnh  quan  thiên
       nhiên kì thú đểu gắn liền với con  người, được tiếp nhận, cảm thụ  qua tâm hồn và
       lịch sử dân tộc, đều là kết tinh của  bao công sức và  khát vọng của nhân dân, của
       những người bình thường, vô danh.



       136
   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142