Page 133 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 133

Đều có một phần Đất Nước
                       Khi hai đứa cầm tay
                       Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

                       Khi chúng ta cầm tay mọi người
                       Đất Nước vẹn tròn, to lớn
          Đất nước là sự thống  nhất giữa cái riêng và cái chung,  giữa  mỗi  cá  nhân với
      toàn thể cộng đồng, giữa cái nhỏ bé và cái to lớn, giữa cái gần và cái xa,  giữa cái
      cụ  thể,  vật  chất  với  cái  trừu  tượng,  tinh  thần.  Như vậy,  đất  nước  ở  trong  ta  chứ
      không  phải  ngoài ta,  nó là  máu xương của minh,  đòi hỏi phải biết gắn bó  và san
      sẻ, phải biết hoá thân để đất nước tồn tại muôn đời và không ngừng phát triển. Hai
      câu;
                        Mai sau này con ta lớn lén
                        Con sẽ mang Đất Nước ơi xa
           nếu để riêng ra sẽ đem lại cảm giác lạ lẫm,  nhưhg  nếu đặt lại vào  mạch thơ
      sẽ trỏ nên rất mực tự nhiên - tự nhiên một cách thú vị. Nó đã đạt tới sự giản dị đầy
       sức ám ảnh, xoáy vào lòng người mạnh hơn những lời kêu gọi phải “gắn bó” ,  phải
       “yêu thương” , phải “có trách nhiệm”.

          Trọng tâm của bài Đất Nước có lẽ nằm ở phần giải đáp của  nhà thơ cho câu
       hỏi:  “Ai đã làm  nên đất nước?”.  Những  phát hiện mới  mẻ về đất nước  mà thế hệ
       trẻ lúc đó đạt tới được thể hiện rất rõ nét tror\g đoạn này. Rọi cái nhìn ktiám phá lên
       bản đồ đất nước, nhà thơ thấy những điều rất quen mà lạ:
           Những người vợ nhớ chổng còn góp cho Đất Nước những núi Vọna Phu
           Cặp vỢ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
           Gót ngựa của Thánh Gióng ổi qua còn trăm ao đầm để lại
           Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

           Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
           Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
           Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
           Những người dân nào đã góp tên ổng Đốc, ồng Trang, Bà Đen, Bà Điểm
           Đọc bài thơ đến đây,  hẳn độc giả  khó ngăn được cảm giác ngạc nhiên, thích
       thú. Ai dè những địa danh, thắng cảnh quá đỗi thân quen  lại cỏ khả  năng  nói  lên
       được nhiều điều  sâu xa  như vậy.  Theo “con  mắí thơ’ của  tác giả,  ta  sẽ  biết  nhìn
       non nước, sòng núi mình một cách khác hơn, để hoàn toàn đồnq cảm với nhà thơ
       ở điểm “chốt lại” sau đó:



       132
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138