Page 202 - Máy Và Thiết Bị Lạnh
P. 202

Chương  7

                                      THIẾT  BỊ  BAY  HƠI




              7.1.  PHÂN  LOẠI  THIẾT  BỊ  BAY  HOl

              7.1.1.  Khái  niệm  về  thiết  bị  bay  hơi

              Thiết  bị  bay  hơi  là  thiết  bị  trao  đổi  nhiệt  trong  đó  môi  chất  lạnh  lỏng  hấp  thụ
         nhiệt  từ  môi  trường  lạnh,  sôi  và  ho'a  hơi.  Do  vậy,  cùng  với  thiết  bị  ngưng  tụ,  nó  là
         thiết  bị  trao  đổi  nhiệt  quan  trọng  nhất  và  không  thể  thiếu  được  trong  hệ  thống  lạnh.
              Trong  thiết  bị  bay  hơi  xảy  ra  sự  chuyển  pha  từ  lỏng  sang  hơi,  đây  là  quá  trình
         sôi  ở  áp  suất  và  nhiệt  độ  không  đổi.  Nhiệt  lấy  đi  từ  môi  trường  lạnh  chính  là  nhiệt
         làm  ho'a  hơi  môi  chất.
              Sự  truyền  nhiệt  trong  thiết  bị  bay  hơi  được  thực  hiện  qua  vách  ngăn  cách.  Cường
         độ  trao  đổi  nhiệt  phụ  thuộc  vào  cường  độ  tỏa  nhiệt  vể  phía  môi  trường  lạnh  (không
         khí  hoặc  chất  tải  lạnh  lỏng  như  nước  muối,  nước,  glycol,  rượu...)  và  từ  phía  môi  chất
         sôi,  cũng  như  phụ  thuộc  vào  nhiệt  trở  của  vách  thiết  bị  (vách  ống,  kênh  dẫn,...).  Sự
         tỏa  nhiệt  từ  phía  không  khí  hay  chất  tải  lạnh  chủ  yếu  phụ  thuộc  vào  tốc  độ  chuyển
         động  của  nd.  Tốc  độ  chuyển  động  của  nước  muối  trong  thiết  bị  bay  hơi  khoảng  1 - 2
         m/s.  Hệ  số  truyền  nhiệt  nói  chung  trong  khoảng  600  -   1700  W/m^K,  với  thiết  bị  làm
         lạnh  không  khí  đối  lưu  tự  nhiên  là  6  -   12  W/m^K,  và  14  -   40  W/m^K  với  không  khí
         đối  lưu  cưỡng  bức.
              Sự  tỏa  nhiệt  vể  phía  môi  chất  phụ  thuộc  vào  đặc  tính  hóa  hơi  và  tốc  độ  chuyển
         động  của  ntí  trong  thiết  bị.
              Trong  quá  trình  làm  việc,  khả  năng  truyền  nhiệt  của  thiết  bị  bay  hơi  giảm  dẩn
         do  có  dầu,  bẩn  đọng  về  phía  môi  chất  và  ẩm   ở  dạng  nước,  tuyết  hay  bảng  về  phía
          không  khí  hoặc  cặn  bẩn  (đặc  biệt  là  của  nước  muối)  khi  dùng  chất  tải  lạnh  lỏng.  Độ
         chênh  nhiệt  độ  trung  bình  giữa  môi  chất  và  nước  muối  trong  thiết  bị  amoniắc  bằng
          khoảng  4  -   5K  và  trong  thiết  bị  ống  đổng  của  hệ  thống  freôn  là  6  -   8K.  Khi  làm
         lạnh  khôpg  khí,  độ  chênh  nhiệt  độ  thường  trong  khoảng  10  -   15K.

              7.1.2.  Phân  loại  thiết  bị  bay  hơi
              Thiết  bị  bay  hơi  có  thể  được  phân  loại  theo  môi  trường  bị  làm  lạnh,  theo  điều
          kiện  để  ngập  môi  chất  lạnh  hay  theo  điều  kiện  tuẩn  hoàn  của  chất  tải  lạnh.
              Theo  môi  trường  lạnh  người  ta  phân  thiết  bị  bay  hơi  thành  thiết  bị  làm  lạnh  chất
         tải  lạnh  lỏng  và  thiết  bị  làm  lạnh  không  khí.  Các  chất  tải  lạnh  lỏng  thường  dùng  là
         nước,  nước  muối,  glycol,  rượu  hoặc  các  chất  lỏng  khác  không  đông  cứng  ở  nhiệt  độ
         bay  hơi.  Thiết  bị  làm  lạnh  không  khí  có  thể  là  dàn  lạnh  đối  lưu  tự  nhiên  (hay  còn
         gọi  là  bộ  (bata)  lanh  bay  hơi  trực  tiếp)  hay  thiết  bị  làm  lạnh  không  khí  đối  lưu
         cưỡng  bức.



          196
   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207