Page 248 - Kỹ Thuật Sửa Chữa Ô Tô
P. 248

246      ĐỨC  HUY

         Khi bộ chân không trợ lực mất tác dụng, thanh đẩy 6 sẽ thông qua van khí 2
     để trực tiếp đẩy thanh đẩy 1 và bệ màng chắn di chuyển, khiến xi lanh chính sinh
     ra áp suất dắu phanh, nhưng lực nhấn bàn đạp phanh phải mạnh hơn rất nhiều.

     4.  THIẾT BỊ DIỂU TIẾT Lực PHANH
         Khi phanh xe, lực phanh tác động lên bánh xe sẽ tăng cùng với sự tăng của
     lực nhấn bàn đạp phanh, nhưng lực phanh lớn nhất lại chịu sự giới hạn bởi độ
     bám  của  lốp xe với  mặt đường,  lực phanh  không  thể vưẹrt quá  lực bám,  nếu
     không bánh xe sẽ bị bó cứng. Cho dù bánh trước bị bó cứng trước hay bánh sau
     bị bó cứng cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới độ an toàn khi lái xe, đổng thời
     còn làm tăng mức độ mài mòn lốp.
         Muốn ô tô vừa có thể đạt được lực phanh lớn nhất, lại có thể đảm bảo được
     sự ổn  định  phương  hướng, thì  nhất thiết phải  khiến  bánh trước sau  của  ô tò
     cùng lúc bị khóa chặt. Điều kiện thực hiện là: tỉ lệ lực phanh của bánh trước sau
     phải cân bằng với tỉ lệ tải trọng vuông góc với mặt đường của bánh trước sau.
         Tuy nhiên, sự khác nhau là lượng tải thồ và tốc độ khi phanh của xe khiến tải
     trọng của xe thay đổi. Tỉ lệ tải trọng vuông góc thực tế của bánh trước sau luôn
     thay đổi. Vì vậy, để đáp ứng được điều kiện cho trạng thái phanh xe tốt nhất, tỉ
     lệ lực phanh bánh trước sau cũng  phải  biến đổi. Để khiến  bánh trước sau đạt
     được lực phanh lý tưởng, ô tô hiện đại đã áp dụng nhiều loại thiết bị điểu tiết
     lực phanh, dùng để điều tiết áp suất làm việc của ống phanh bánh xe trước sau,
     bộ điều tiết thường dùng có van hạn áp, van tỉ lệ và van phối lực phanh theo tải
     trọng...
         4.1.  Van hạn áp

         Van hạn áp được đặt nối tiếp giữa đường ống của bộ phanh bánh sau và xi
     lanh phanh chính, tác dụng của nó là sau khi áp suất P1  và P2 của đường ống
     phanh  bánh trước sau tăng từ không  lên  một giá trị  nhất định, sẽ tự động  hạ
     định P2 ở một giá trị không đổi.
         (1) Cấu tạo: Hình 13-31  mô tả cấu tạo của van hạn áp. Trên thân van có ba
     lỗ, lỗ A thông với xi lanh phanh chính; lỗ B thông với ống phanh hai bánh sau.
     Trong thân van có van trượt 3 và  lò xo 2 với một lực kéo nhất định. Van trượt
     được lò xo đẩy áp vào đoạn trái trong thân van.
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253