Page 252 - Kỹ Thuật Sửa Chữa Ô Tô
P. 252

250      ĐỨC  HUY

        Từ quá trình  trên  có thể thấy,  khi  pittông  thuộc trạng  thái  cân  bằng,  sự
    chênh lệch áp suất hai đắu của nó là lực đẩy F của lò xo luôn duy trì được mối
    quan hệ sau: P2 X b = F + Pi X a.
        Từ công thức này có thể thấy, P2 và lực đẩy F của lò xo tỉ lệ thuận với nhau,
    độ lớn nhỏ của áp suất dầu tại điểm hạn áp Ps cũng quyết định tới độ lớn của lực
    đẩy F. Khi F tăng, P2 cũng tăng; ngược lại khi F giảm P2 sẽ giảm. Chỉ cần khiến lực
    của lò xo có thể thay đổi tùy theo khối lượng trọng tải thực tế, là có thể thực hiện
    được việc phân phối lực phanh theo tải trọng.
        Khi tải trọng trục của xe thay đổi, khoảng cách giữa thân xe và trục xe thay
    đổi, lợi dụng sự thay đổi này để thay đổi lực của lò xo, tức có thể thực hiện được
    việc phân phối lực phanh theo tải trọng. Đẩu phải của lò xo kéo 6 được nối với
    tay nhún 7 thông qua tai móc, còn tay nhún lại kẹp chặt ở phẩn giữa thanh ổn
    định hướng ngang 8 của hệ thống treo sau. Khi khối lượng tải trọng trục của ô tô
    tăng lên, trục sau sẽ di chuyển gẩn vào thân xe, thanh ổn định hướng ngang của
    hệ thống treo sau sẽ tác động vào tay lắc 7, khiến tay lắc 7 quay một góc ngược
    chiều kim đồng hồ, và tiếp tục kéo giãn lò xo 6, lực đẩy F tác động lên pittông 4
    củng tăng lên; ngược lại, khối lượng tải trọng trục giảm, lượng kéo giãn của lò
    xo 6 và lực đẩy F cũng giảm. Vì vậy, điểm tác dụng điều chỉnh Ps sẽ thay đổi theo
    khối lượng tải trọng trục.
        4.4.  Van quán tính
        Sự thay đổi của khối lượng tải trọng trục không những có liên quan tới tổng
    khối lượng hoặc khối lượng tải hàng thực tế của xe, mà còn có liên quan độ giảm
    tốc của xe khi phanh. Khi độ giảm tốc của xe tăng nhanh, khối lượng trọng tải
    trục của trục trước tăng, còn khối lượng trọng tải trục của trục sau lại giảm.
        Tác dụng của van quán tính là khiến giá trị áp suất dầu Ps tại điểm giới hạn
    được quyết định bởi lực quán tính tại trọng tâm của xe khi tiến hành phanh xe.
    Tức Ps không những có liên quan trực tiếp tới khối lượng thực tế của xe, mà còn
    liên quan tới độ giảm tốc khi phanh.
        Như hình  13-34 thể  hiện,  bên trong van  hạn  áp  quán tính  có  một quả
    bi thép quán tính 2, mặt đỡ của quả bi thép quán tính so với góc nâng  0 của
    mặt phẳng buộc phải lớn hơn 0, như vậy van quán tính mới có thể phát huy tác
    dụng. Khi ô tô đi trên mặt đường bằng, 0 nên là 10 -13 độ.
        Thông thường quả bi thép quán tính dưới tác dụng trọng lực của chính bản
    thân nó sẽ nằm ở vị trí giới hạn dưới, đồng thời đẩy cửa van 4 tới và tiếp xúc với
    nắp van 5, đảm bảo được khoảng cách rãnh giữa cửa van 4 và ổ tựa van 3. Lúc
    này cửa nạp dẩu A và cửa xuất dầu B tương thông.
   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256