Page 247 - Kỹ Thuật Sửa Chữa Ô Tô
P. 247

KỸ THUẬT SỬA CHỮA Ô TÔ c ơ  BẢN   245

      phanh thông qua thanh đẩy. Buồng dưỡng khí được cấu tạo từ hai vỏ trước và
      sau, ở giữa có màng chắn và bệ, khoang trước của nó được thông với ống nạp
      khí nhánh hoặc bình chân không thông qua van một chiểu; trong bệ màng chắn
      của khoang sau có lắp van điểu khiển, van chân không 2 được cố định trên tranh
      đẩy 6, cửa van cao su 8 và ổ tựa van được gia công trên bệ màng chắn hợp thành
      van chân không.

          (2) Nguyên lý làm việc của bộ tăng áp chân không
          a. Khi không phanh: Chưa nhấn bàn đạp phanh, van điều khiển ở trong trạng
      thái không làm việc. Lò xo hồi vị 5 đẩy thanh đẩy 6 và van không khí 2 tới vị trí
      giới hạn phải, van không khí 2 nén chặt vào ổ tựa van 9 và đóng lại; cửa van cao
      su 8 bị co và tách khỏi ổ tựa van 4. ống chân không 3 mở ra, hai khoang A, B của
      buồng dưỡng khí thông với nhau, đồng thời được ngăn cách với khí quyển. Sau
      khi động cơ vận chuyển, van chân không một chiểu mở, trong hai khoang A và B
      đều có một độ chân không nhất định.
          b. Khi phanh: ĩhanh đẩy 6 và van khí 2 cùng di chuyển vể bên trái, sau khi
      xóa bỏ được rãnh với đĩa cao su phản tác dụng 14, đĩa cao su phản tác dụng sử
      dụng phần chính giữa để thực hiện biến dạng lõm, đồng thời đẩy thanh đẩy 1 di
      chuyển vể bên trái, khiến áp suất dầu trong xi lanh phanh chính tăng cao. Đổng
      thời, thanh đẩy 6 thông qua lò xo để đẩy van chân không 8 nén vào ổ tựa van
      4 và đóng lại, khiến hai khoang A, B bị ngăn cách. Sau đó van không khí 2 và ổ
      tựa van 9 tách khỏi nhau, không khí ở ngoài chảy vào khoang B thông qua bộ
      lọc không khí 7, cửa và đường khí 10 của van khí. Cùng với việc không khí chảy
      vào, ở hai bên màng chắn của buồng tăng áp khí xuất hiện sự chênh lệch áp suất
      từ đó tạo ra lực đẩy, lực đẩy này thông qua bệ màng chắn  12, đĩa cao su phản
      tác dụng 14 để đẩy thanh đẩy 1  di chuyển về bên trái. Lúc này, lực tác dụng trên
      thanh đẩy 1  là tổng của lực nhấn phanh và lực đẩy của buổng dưỡng khí, nhưng
      lực đẩy của buồng dưỡng khí lớn hơn nhiều so với lực nhấn bàn đạp phanh, từ
      đó khiến hệ số lực nén dầu của xi lanh phanh chính tăng lên nhiều lẩn.
          c. Khi duy trì phanh: Bàn đạp phanh dừng lại tại một vị trí nhất định nào đó,
      lực đẩy của thanh đẩy 6 và van  không  khí 2 vào đĩa cao su  phản tác dụng  14
      không tiếp tục tăng, sự chênh  lệch áp suất ở hai  bên  màng chắn  khiến  phẩn
      biến dạng lõm ở giữa đĩa cao su phản tác dụng khôi phục lại hình dạng ban đẩu,
      van không khí đóng lại, xuất hiện trạng thái cân bằng "hai van đóng".
          d. Khi nhả phanh: Lò xo  hổi  vị  5  khiến thanh  đẩy 6 và van  không  khí 2 di
      chuyển vể bên phải, van chân không 8 rời khỏi ổ tựa van 4, hai buồng dưỡng khí
      A và B thông nhau, trở thành trạng thái chân không. Màng chắn và bệ màng chắn
      dưới tác dụng của lò xo hổi vị 15 sẽ di chuyển vế vị trí ban đẩu, phanh được nhả.
   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252