Page 245 - Kỹ Thuật Sửa Chữa Ô Tô
P. 245
KỸ THUẬT SỬA CHỮA Ô TÔ cơ BẢN 243
c Khi duy trì phanh: Bàn đạp phanh được nhấn xuống một vị trí nhất định sẽ
được cố định, xi lanh phanh chính không tiếp tục chuyển dẩu phanh cho xi lanh
phụ trợ nữa, lực tác dụng lên xi lanh phụ trợ và van điều khiển ở một giá trị nhất
định. Nhưng cùng với việc lượng không khí nạp vào buồng khí tăng dẩn, áp suất
ở hai buồng khí A, B cũng tăng lên, tạo tác dụng lực hướng xuống đối với màng
chắn van điều khiển, vì vậy khiến bệ màng chắn và pittông di chuyển xuống dưới,
độ mở của van không khí, van chân không giảm dần, cho tới khi hoàn toàn đóng
lại. Lúc này đang thuộc trạng thái "hai van đóng". Áp suất dầu cân bằng với áp suất
hướng xuống dưới của pittông điểu khiển và áp suất hướng xuống dưới được tạo
nên bởi sự chênh lệch áp suất giữa hai buồng khí A, B. Tổng của tổng lực đẩy tác
dụng lên màng chắn do sựchênh lệch áp suất giữa hai khoang A, c và tổng lực đẩy
tác dụng lên đầu phải của xi lanh pittông phụ trợ do dung dịch dầu nén cao áp tạo
ra cân bằng với tổng lực cản mà dung dịch dẩu nén cao áp tác dụng lên đầu trái
của xi lanh phụ trợ, xi lanh pittông phụ trợ giữ được trạng thái cân bằng ổn định,
duy trì được cường độ phanh nhất định. Độ lớn của giá trị ổn định này được quyết
định bởi áp suất dẩu phía dưới pittông điều khiển (áp suất dầu tại xi lanh chính),
tức được quyết định bởi lực đạp phanh và hành trình bàn đạp phanh.
d. Khi nhả bàn đạp phanh: Sau khi nhả bàn đạp phanh, áp suất dầu điểu
khiển giảm xuống, pittông điểu khiển và bệ màng chắn điểu khiển cùng di
chuyển xuống dưới, van không khí vẫn thuộc trạng thái đóng, còn van chân
không mở ra. Thế là không khí trong hai buồng khí D, A, B, c bị đẩy ra, từ đó
khiến các buồng khí A, B, c, D mỗi buổng đểu có một độ chân không nhất định.
Thanh đẩy, màng chắn và xi lanh pittông phụ trợ dưới tác dụng của lò xo sẽ tự di
chuyển vể vị trí ban đẩu, dầu trong ống phanh chảy về thông qua lỗ nhỏ trên xi
lanh pittông phụ trợ, từ đó phanh được nhả.
3.2. Thiết bị truyền động phanh thủy lực trợ lực chân không tại xi lanh chính
(1) Cấu tạo: Hình 13-29 mô tả cấu tạo của thiết bị truyền động phanh thủy
lực loại chân không trợ lực của xe Audi 100. Khoang trước của xi lanh phanh
chính loại hai khoang nối tiếp thông với ống phanh 12 của bộ phanh bánh trước
bên trái, đồng thời thông với ống phanh 13 của bộ phanh bánh sau bên phải
thông qua van phối lực phanh theo tải trọng 9. Khoang sau của xi lanh chính
thông với ống phanh 12 của bộ phanh bánh xe phía trước bên phải, đổng thời
thông với ống phanh 11 của bộ phanh bánh sau bên trái thông qua van phối lực
phanh theo tải trọng 9. Buồng dưỡng khí chân không 3 và van điều khiển 2 tạo
thành một bộ phận chỉnh thể, gọi là bộ chân không trợ lực. Xi lanh phanh chính
được lắp trực tiếp trên đoạn trước của buồng dưỡng khí chân không, van chân
không một chiểu 7 lắp trên bình dưỡng khí. Lực đẩy tạo ra khi bình dưỡng khí
làm việc cũng giống như lực bàn đạp phanh, tác dụng trực tiếp lên thanh đẩy
pittông của xi lanh phanh chính 4.