Page 86 - Huế Trong Tôi
P. 86
Năm 1882, trước khi quân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
lần thứ hai, ông đã dâng sớ lên triều đình xin đánh giặc.
Nhung cũn^ phải đến khi được cử ra giữ chức Khâm sai
phó kinh lược sứ Bắc Kỳ, trực tiếp cầm quân ra Bắc đi
kiểm tra, đôn đốc quân binh, phối hợp với quan lại các
địa phưcmg tổ chức việc phòng thủ đánh giặc Pháp, Bùi
Văn DỊ mới thực sự có điều kiện bộc lộ hết tình cảm yêu
nước nồng nàn của mình. Nhiều bài thơ trong tập Du Hiên
thi thảo làm trong thời gian ông cầm quân ngoài Bắc cho
chúng ta hình ảnh một nhà nho yêu nước, một vị quan
văn không quen công việc binh đao, nhưng đến khi nước
nhà có việc và có lệnh vua thì vẫn hăng hái xông pha,
dũng cảm dấn mình vào nơi sóng gió, đầu tên mũi đạn.
Lần theo bước chân ông trong thời gian này trên địa bàn
Bắc Kỳ thì thây rõ điều đó, khi ở Tây Sơn, lúc ở Hà Nội -
Ninh Bình, lúc lại ở Hải Dương - Hưng Yên. Để rồi đến
khi quân Pháp kéo xuống đánh chiếm Nam Định, số còn
lại ở Hà Nội không còn bao nhiêu, Bùi Văn Dị đã kịp thời
phối hợp với Tổng đốc Bắc Ninh là Trương Quang Đản
điều quân tới áp sát bờ sông Hổng quãng Gia Lâm -
Đông Ngàn, rồi nổ siíng vào trại Đồn Thủy của Pháp
phía bên kia sông. Để giành thế chủ động, quân Pháp đã
liều lĩnh vượt sông Hổng sang Gia Lâm, nhưng bị cánh
quân của Bùi Văn Dị, Trương Quang Đản phục kích sẵn
đánh trả quyết liệt ngay khi chúng mới đặt chân lên bờ,
buộc chúng phải rút lui về phố Dốc Gạch cố thủ qua
đêm. Đến sáng hôm sau chúng lại liều chết phá thế bị
bao vây uy hiếp, nhưng quân ta bám chắc trận địa bắn
84