Page 82 - Huế Trong Tôi
P. 82

phải  ký  Hiệp  ước  Nhâm  Tuâ't  (ngày  5-6-1862)  xác  nhận

          quyền  chiêm  đóng của  kẻ  thù.  Để rổi  5  năm  sau,  chúng
          lại đưa quân lần lượt đánh chiếm ba tinh miền Tây, nuốt
          gọn toàn bộ Nam Kỳ (1867).
              Chi  không đầy ba năm  sau  khi  Bùi Văn Dị vào Kinh
          đô  Huế làm  việc  thì  xảy  ra  việc  quân  Pháp  từ  Sài  Gòn
          kéo  ra  Bắc  Kỳ,  đây  là  lần  ra  Bắc  Kỳ  thứ  nhâl  (1873).
          Tướng  giặc  Pranẹis  Gamier  sau  một  loạt  hành  động
          khiêu  khích đối  với  quân  dân  Hà  Nội,  đã nổ súng đánh
          chiếm  thành  Hà  Nội  (ngày  20-11-1873)  rổi  thừa  thắng
          phái quân đánh chiếm các thành Hưng Yên (ngày 23-11),

          Phủ  Lý  (ngày 26-11),  Hải  Dương (ngày  3-12),  Ninh  Bình
          (ngày  5-12),  Nam  Định  (ngày  12-12).  Nhưng  vào  sáng
          ngày 21-12-1873, trong khi kéo quân đánh nống ra để nới
          rộng  vòng  vây  đang  ngày  càng  siết  chặt  Hà  Nội,  quân
          Pháp  đã  rơi vào trận  phục kích của  quân  dân ta tại  Cầu
          Giấy,  cửa  ngõ  phía  tây  của  Hà  Nội,  chỉ  huy  giặc  là
          Garnier đã phải bỏ mạng.
              Chiến  thắng  Cầu  Giấy  năm  1873  đã  cổ vũ  mạnh  mẽ
          nhân dân Hà Nội và cả nước,  dồn bè lũ thực dân Pháp ở
          Hà Nội và các tmh vào tình thế vô cùng hoảng loạn, nguy
          cơ bị tiêu diệt râl lớn.  Nhưng cơ hội  quét sạch giặc đã bị
          bỏ  qua,  để dọn  đường  cho  cuộc  thương  thuyết,  vua  Tự
          Đức đã ra lệnh triệt binh lên Sơn Tây, nới  rộng vòng vây

          xung quanh Hà Nội. Mặc dù vậy, khi ra tới Hà Nội, đứng
          trước  tình hình  tan  rã  của  quân  Pháp,  phái  viên  Pháp  là
          Philastre phải ra lệrửì cho bọn Pháp ở các địa phương trả
          gâ'p các thành cho quan lại triều đình, rồi xuống tàu rút về


          80
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87