Page 84 - Huế Trong Tôi
P. 84

nhung  vì  chức  vị  ông  không  cao,  nên  tmớc  đó  đã  phải
          giao  thêm  cho  ông  chức  quyền  Tham  tri  Bộ  Lại  đê  hợp
          pháp  hóa  việc  cử  ông  phụ  trách  việc  châ'm  thi.  Mãi  đến

         năm 1881, ông mói lên chức đại thần chuyển sang quản lý
          Nha Thương bạc chuyên việc giao thiệp với Pháp và trông
         nom các thuyền buôn qua lại.
             Bùi  Văn  Dị  nhận  chức  mới  được  một  năm  tại  Kinh
          thành  Huế thì năm  sau  quân  Pháp  lại  từ Sài  Gòn  kéo  ra
          Bắc Kỳ lần thứ hai  (1882). Lần này, cũng như chuyến kéo
          ra Bắc Kỳ 10 năm về trước, chỉ huy giặc Henri Rivière sau
         hàng loạt hành động khiêu khích, lại nổ súng đárửi chiêm
          thành Hà Nội  (ngày 25-4-1882),  Tổng đốc Hoàng Diệu đã
          tử tiết với thành.

             Rút  kinh nghiệm  lần  thất  bại  năm  1873,  khi  ra  nhận
          chức  Tổng  đốc,  Hoàng  Diệu  tuy  vẫn  đóng  một  bộ  phận
          quan trọng quan quân trong thành, nhưng cũng bố trí một
          số quân  đóng  phía  ngoài  để cùng  nhau  hỗ  trợ  tác  chiêh
          khi  thành  bị  tâh  công.  Không  những  vậy,  Hoàng  Diệu
          cùng  các  quan  lại  có  trách  nhiệm  ở  Bắc  Kỳ  hổi  đó  còn
          trình lên triều đình một kế hoạch phòng thủ trên co sở ba
         miền  rừng  núi,  trung  du  và  đổng  bằng  hiệp  đổng  tác
          chiến  khi  hữu  sự.  Kế hoạch  đó  không  được  triều  đình
         châ'p nhận, nhưng đã làm cho các quan lại ngoài Bắc có ý
          thức  về  sự  cần  thiết  của  công  việc  đó  nên  đã  có  phần
         chuẩn bị về các mặt. Chírửì đó là điều kiện tốt cho các đạo
         quân  của  Hoàng  Tá  Viêm  ở  Sơn  Tây  và  của  Trương

         Quang  Đản  ở  Bắc  Ninh  hình  thành  hai  gọng  kìm  lớn
         thường xuyên xiết chặt vòng vây xung quanh Hà Nội.


         82
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89