Page 88 - Huế Trong Tôi
P. 88
Đến tháng 10 năm đó, lại có chiếu chỉ cử ông làm
Tổng đốc Ninh - Thái (Bắc Ninh - Thái Nguyên), nhưng
ông không nhận, một phần lây cớ đang ốm nặng, một
phần do ông phản ứng lại lệnh bãi binh của triều đ'mh.
Trước đó ít lâu, vua Tự Đức đã mầ't (ngày 17-7-1883), rồi
lại đến việc quân Pháp tâh công cửa Thuận An buộc triều
đình ký Hiệp ước Quý Mùi (còn gọi là Hiệp ước Harmand)
ngày 25-8-1883, để ngay sau đó lại quay ra thừa thắng
đánh chiếm nhiều nơi (Sơn Tây tháng 12-1883; Bắc Nmh
và Thái Nguyên tháng 3-1884; Hưng Hóa tháng 4-1884;
Tuyên Quang tháng 5-1884).
Hiệp ước Quý Mùi thực châ't là một hàng ước với
những điểu khoản vô cùng nghiệt ngã cho phía Nam
triều: như Nam Kỳ vốn đã là xứ thuộc địa thì nay thêm xứ
Bắc Kỳ trở thành xứ bán bảo hộ, xứ Trung Kỳ là xứ bảo hộ
của Pháp; phải gọi về toàn bộ số quân đã gừi ra chiến
trường Bắc Kỳ và đình chỉ mọi hoạt động quân sự.
Bùi Văn Dị lại được triệu về kinh làm Tả Tham tri Bộ
Lại, đến khi mở tòa Kinh Diên, ông lại được cử hằng ngày
giảng sách cho vua Kiến Phúc. Chừih thời gian này, quân
Pháp lại làm áp lực mới buộc triều đ'mh Huế ký thêm
Hiệp ước Giáp Thân (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) ngày
6-6-1884, xác nhận quyền đô hộ lâu dài của chúng ở Việt
Nam. Rồi đến khi vua Hàm Nghi lên ngôi (ngày 6-6-1884),
ông lại được cử làm Tả Tham tri Bộ Lại, kiêm sung Biện
sứ Viện Cơ mật. Chmh thời gian này, phái chủ chiến trong
triều đình do Tôn Thâ't Thuyết điing đầu đang ráo riết
chuẩn bị lực lưọng cho cuộc chiến đấu sống mái vód giặc
86