Page 157 - Dinh Dưỡng Dự Phòng Các Bệnh Mạn Tính
P. 157
Dinh dưởriỊĩ dự phòng các bệnh mạn tính
Quốc, đái tháo đường lại thường liên quan tới giảm tiết insulin
do rối loạn tiết insulin.
Tổ chức Y tê Thế giói đã có thang phân loại về thừa cân và
béo phì dựa vào chỉ sô khối cơ thể (BMI). Theo phân loại này
chỉ sô" khôi cơ thể > 25 coi là thừa cân và > 30 coi là béo phì.
Một sô nghiên cứu ở châu Á - Thái Bình Dương cho thấy
các rủi ro đối với đái tháo đường, tăng huyết áp, rốì loạn
chuyển hóa lipid tăng lên ở ngưỡng BMI thâ"p hơn nên đề nghị
thang phân loại coi là thừa cân khi BMI > 23 (27).
Việc áp dụng thang phân loại này sẽ làm tăng tỷ lệ thừa
cân và béo phì so với thang phân loại trên tuy vậy không gây
trở ngại gì lớn. Khi công bô" sô" liệu nên công bô cả hai để dễ so
sánh với các tài liệu tham khảo (22,27,62).
2. Hội chứng kháng insulin và đái tháo đường tỷp II (25, 26,
42, 44)
Sự cùng xuất hiện đái tháo đường týp II vối các yếu tô"
nguy cơ khác của bệnh tim mạch như rô"i loạn chuyển hóa
lipid, tăng huyết áp, béo phì trung tâm đã được thừa nhận
rộng rãi. Sự phô"i hỢp giữa các rốì loạn hình thái và chuyển hóa
này đã được biết vối tên gọi “Hội chứng X”
Năm 1988 Gerald Reaven đưa ra một khái niệm dịch tễ
học quan trọng qua mô tả một cụm các yếu tô" nguy cơ của xơ
vữa động mạch bao gồm insulin huyết cao, béo bụng, một sô"
mức độ của suy yếu dung nạp glucose, tăng huyết áp, rô"i loạn
chuyển hóa mỡ (tăng glycerid và giảm HDL).
Bộ tứ: rôi loạn chuyển hóa lipid, kháng insulin, béo và tăng
huyết áp (viết tắt là DROP: dyslipidemia, resistance to insulin,
obesity, pressure elevation) là nòng cô"t của hội chứng X hay còn
gọi là hội chứng kháng insulin (IRS; Insulin Resistance
Syndrome), hội chứng rô'i loạn chuyển hóa tim mạch.
154