Page 476 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 476

glycoalcaloid trong  Ikg khoai tây chưa bóc vỏ, khi sử dụng vẫn an toàn.  Lá khoai tây
          có lượng alcaloid cao do đó cần thận trọng khi sử dụng (21).

              Pyrrolizidin  alkaloid trong cỏ khô sử dụng là thức ăn gia  súc thường bị lẫn các
          cây và hạt của cỏ chữ thập  Senecio spp.  mọc phổ biến ở Đông Mỹ và Canada có thể
          gây ngộ độc khi ăn bánh  mỳ có lẫn hạt Senecio hoặc động vật ăn cỏ khô tươi có lẫn
          cỏ  Senecio  có  thể  bị  xơ  gan  và  ung thư  gan,  do  alkaloid  seneciphyllin,  senecin,  và
          senecilolin.  Đã có rất nhiều alcaloid trong cây cỏ qua thức ăn gia  súc có thể nhiễm
          vào  sữa  như  alkaloids  từ cỏ  Senecio,  Brassica,  Limnanthes.  Rất cần  được  quản  lý
          theo dõi kiểm tra đề phòng.

          13.5.  C ác chất gây bướu g iáp  (G oitrogens)

              Trong  thực  phẩm  có  một  sô' tác  nhân  ngăn  cản  nguyên  tô' iod  tác  động  tới  chức
          phận  tuyến  giáp  ức  chê' nguyên  tô' iod,  không cho  tham  gia  vào  thành  phần hormon
          tuyến  giáp.  Đặc  biệt  trong  cây  đậu  tằm  (Vetches,  Lathyrus  sativus,  L.cicera  và
          L.clymenum)  có  thành  phần  đưỢc  xem  là  đã  gây  bướu  giáp  như:  sinigrin
          (allythioglucoside)  glucobrassicin  (3-indoylmethylthioglucoside)  progoitrin  (2-hydroxy-
          3-butenylthioglucoside)  và  gluconapin  (3-butenyl-thioglucoside)  là  những thành  phần
          được  chiết  tách  từ các  cây  thuộc  họ  Brassica  spp.  (cải  bắp,  cải  xanh,  xu  hào,  hoa  lơ
          trắng,  hoa  lơ  xanh  lá  cây...).  Ngoài  ra  tại  khu  vực  miền  tây  Sudan,  kê  được  xem  là
          nguồn  lương  thực  chính  có  chứa  nhiều  C-glycosylflavones,  trong  đó  có  thành  phần
          glycosylvitexin,  glycosylorientin và vitexin  được xem là có hoạt tính cao kháng tuyến
          giáp khi thưc nghiêm trên chuôt.  Cũng giô'ng như thuốc methimazol, vitexin ức chê'
          men  thyroid  peroxidase,  chất  xúc  tác  iod  hoá  protein  (protein  iodination).  Từ  các
          thử  nghiệm  trên  đã  xác  định  C-glycosylflavone  là  chất  gây  bưốu  cổ  có  trong  hạt
          kê(22h


          13.6.  C hất g ây d ị úng (Allergens)
              Một  số thực phẩm  như hạt lạc,  đậu,  trứng,  thịt  gà,  tôm,  cá và cá biển,  cá ngừ,
          chuối,  sữa thường gây dị ứng (quá mẫn cảm hypersensitivity) với  một sô' đô'i tượng
          khi  ăn,  đặc  biệt  là  trẻ  em.  Triệu  chứng  thường,  gặp  là  nổi  ban,  hen,  viêm  mũi,
          eczema.  Ngoài ra gluten, thành phần protein có trong bột mỳ, đại mạch, yến mạch có
          thành phần gliadin hoạt chất hoà tan trong cồn, cũng được xem là thành phần độc gây
          dị ứng.

          13.7  O xalat

              Một  sô' rau  có  chứa  lượng cao  muối  oxalat  natri hoặc  potassium  hoà  tan  trong
          nước  hoặc  oxalat  calci  không tan  trong nước,  có  thể  phát  hiện  dưới  dạng  tinh  thể
          khi  soi  trên  kính  hiển  vi  các  loại  rau  ăn  lá  có  lượng  oxalat  cao.  Lượng  oxalat  có
          trong cây tính theo thành phần tươi là:  củ cải,  lá côca  0,3-0,9%,  rau bina  (spinach)
          và  đại  hoàng  (rhubarb)  0,2-1,3%;  lá  chè  0,3  đến  2,0%.  Triệu  chứng ngộ  độc  khi  sử
          dụng rau có lượng oxalat cao là đau vùng bụng, đau ruột dạ dày,  nôn và ỉa chảy, co
          giật,  không đông máu và nặng có thể hôn mê.  Đã phát hiện trẻ em Thái Lan bị  sỏi



          468
   471   472   473   474   475   476   477   478   479   480   481