Page 473 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 473

Bạch tuộc đốm xanh
           Bạch tuộc đô'm  xanh có tên khoa học là Hapalo-chlaena, tên tiếng Anh là  Blue-
      ringed  Octopus  (BRO),  gọi  chung  là  bạch  tuộc  hay  còn  gọi  là  mực  tuộc.  Tiếng  địa
      phương có nơi gọi là "mực dái".
           Giống  bạch  tuộc  đô"m  xanh  thuộc  Bộ  Octopoda,  Lớp  Chân  đầu  Chephalopoda,
       ngành Thân mềm Mollusca. Giông Hapalochlaena bao gồm 3 loại:

           - H .lunulata (Greater Blue-ringed Octopus)

           -  H.  maculosa (Lesser Blue-ringed Octopus)

           -  H.íasciata (Blue lined Octopus)
           Bạch  tuộc  đốm  xanh  phân  bố  ở  vùng  biển  Ân  Độ  Dương  -  Tây  Thái  Bình
       Dương,  thường  sống  ở  trong  các  rạn  đá,  đôi  khi  chui  vào  trong  các  vỏ  sò  ốc  chết,
       hoặc  các  vỏ  đồ  hộp,  chai  nhựa...  vùng  nước  nông,  có  thủy  triều,  ở  Việt  Nam  vùng
       biển tỉnh Bình Thuận năm 2001  đã có 5 người chết do ăn phải loại mực này.

           Blue-ringed octopus cũng có thể gọi là bạch tuộc đôm vòng xanh vì các đôm trên
       thân  có  hình  vòng  tròn  màu  xanh.  Màu  sắc  đẹp  và  có  thể  thay  đổi  theo  điều  kiện
       ngoại  cảnh,  theo  chiều  sâu  của  nước  và  độ  chiếu  sáng  của  mặt  tròi,  từ  xanh  lục
       sáng  đến  nâu  đỏ.  Màu  xuất  hiện  sặc  sỡ  khi  chúng  bị  kích  động hay  chuẩn  bị  tấn
      công.  Kích  thưốc  của  chúng:  chiều  dài  từ  6-20cm  và  có  8  vòi,  trọng  lượng khoảng
       50gr.  Bạch  tuộc  đô"m  xanh là  một  loài  động vật  ăn thịt,  đồng thời cũng có thể làm
       mồi cho một số động vật biển khác.  Chính vì vậy mà chất độc của chúng có tác dụng
       vừa  để tự vệ vừa  để tấn công con mồi.  Bình thường bạch tuộc đốm xanh không tấn
      công cắn người, chúng chỉ cắn trong trường hỢp tự vệ (bị cầm bắt hay giẫm phải).

       Độc tố

           Chất  độc  của  bạch  tuộc  đốm  xanh  chứa  độc  tô' Tetrodotoxin  là  một  loài  độc  tố
       thần  kinh  (Neurotoxin).  Độc tô' này được tiết từ tuyến nưốc bọt của bạch tuộc. Theo
       các  nhà  khoa  học  Nhật  Bản  khi  tiến  hành  các  mẫu  bạch  tuộc  lấy  từ Philippin  thì
       Tetrodotoxin  đưỢc  sinh  ra  bởi  một  loài  vi  khuẩn  sô'ng  cộng  sinh  trong  tuyến  nưốc
       bọt  của  bạch  tuộc;  Tetrodotoxin  được  xác  định  chủ  yếu  trong  tuyến  nưóc  bọt  của
       bạch  tuộc.  Ngoài  tác  dụng  dùng  để  tấn  công  con  mồi  hoặc  giúp  bạch  tuộc  tự  vệ,
       Tetrodotoxin  rất  độc,  có  khả  năng gây chết  người.  Theo  Williamson:  Một con bạch
       tuộc nhỏ  25gr có  tuyến  nước bọt  300mg,  có  đủ lượng chất độc gây chết  10 người có
       trọng lượng 75kg.  Theo các tài liệu, hiện có nhiều trường hỢp tử vong do Bạch tuộc
       đốm xanh cắn ở Australia. Trong thử nghiệm, độc tô' này gây chết rất nhanh đô'i với
       chuột và thỏ.








                                                                                        465
   468   469   470   471   472   473   474   475   476   477   478