Page 469 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 469

không được  gây  ung thư cho người và  động vật và  áp  dụng cho cả hoá chất bảo vệ
      thực vật khi nhiễm ở dạng tồn  dư trong thực phẩm,  kể cả dạng nguyên liệu và chế
      biến.  Qui  định  trên  trong  thực  tế có  thể  gặp  nghịch  lý  (paradoxical  out  come)  và
      không logic  (illogical).  Khi  phát hiện có  dư lượng của hoá  chất bảo vệ thực vật trong
      thực phẩm chế biến gây ung thư đều phải bị cấm, nhưng lại cho phép dư lượng có thể
      với thực phẩm khác khi ở dạng nguyên liệu sản phẩm nông nghiệp (16).
                 \
      9. Các hợp chất tổng hợp công nghiệp PCBs và PBBs

          Một số hỢp chất tổng hỢp hoá học như Dioxin, PCBs (Polichlorinated biphenyls)
      và  PBBs  (Polibrominated  biphenyls)  được  sử  dụng  trong  nông  nghiệp  và  công
      nghiệp  dân  dụng  đều  có  thể  gây  ô  nhiễm  môi  trưòng  và  tích  luỹ  vào  thực  phẩm.
      PCBs là dung dịch chịu được nhiệt độ và cách điện khá vững bền ngoài môi trường
      nhưng dễ  tích  luỹ vào cơ thể khi  người  sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm  PCBs.  Năm
      1960  tại  Nhật  người  dân  dùng  dầu  cám  gạo  có  lẫn  PCBs  và  bị  ngộ  độc  vối  triệu
      chứng ban clo (chloracne) tăng hạt màu ở da,  ngủ lịm  (lethargy) mất cảm giác ở tay
      và  chân,  rối  loạn  thị  giác và  giảm  chức  năng gan.  Năm  1977  tại Michigan  Hoa  Kỳ
      trong thức ăn gia súc cho bò đã bị lẫn hỢp chất PBBs, một thành phần ngăn cản và
      làm  chậm  sự  bốíc  cháy  đã  gây  ngộ  độc  cho  bò  lợn  với  triệu  chứng bỏ  ăn,  giảm  tiết
      sữa  và  móng  phát  triển  không  bình  thường,  nếu  ngộ  độc  dài  ngày  có  thể  gây  rối
      loạn chức năng gan và giảm độ miễn dịch.

      10. Các chất độc hại xuã't hiện khi chế biến nấu thực phẩm

          Hợp chất hidrocacbon vòng thơm PAHD  (Polycyclic aromatic hydrocarbons)  đại
      diện cho nhóm hợp chất hữu cơ phổ biến thường gặp trong thực phẩm là do ô nhiễm
      từ  môi  trường  không  khí,  nước  và  đất  do  quá  trình  đốt  cháy  nhiên  liệu  gỗ  than,
      xăng dầu...  Còn đường gây ô nhiễm khác là trong quá trình chế biến thực phẩm tại
      gia đình và qui mô công nghiệp do nưóng, rán, hun khói, quay, chiên sẽ hình thành
      PAHs  do  tác  động nhiệt phân  (pyrolysis)  lipid,  protein,  hydrat carbon cùng một sô'
      thành phần khác.
          Các  thức  ăn  dễ bị  ô  nhiễm  PAHs là  thịt,  cá,  cà phê,  chè,  pho mát.  Khi hun khói
      hoặc  nướng bánh,  thịt,  cá  trong khói  có  PAHs  sẽ  gây  ô  nhiễm  trên  bề  mặt  của  sản
      phẩm chiếm tối 60-70% benzo (a) pyrene (BP) trong thực phẩm. Tại Phần Lan và Nga
      các  hạt  lúa  đại  mạch,  yến  mạch  và  đậu  đỗ  rang  đưỢc  ưa  chuộng  đều  bị  ô  nhiễm  dư
      lượng PAH cao.

          Ngoài  ra  trong  quá  trình  nhiệt  phân  còn  hình  thành  HCAs  (heterocyclic
      amines,  amin  dị  vòng),  đặc  biệt  là  tryptophan  và  DMBA  (7,  12-dimethyl-
      benzathrene)  đã  gây  ung  thư  dạ  dày  khi  theo  dõi  trên  người  và  thử  nghiệm  trên
      súc vật.
          Đặc biệt trong quá trình khai thác than, dầu khí có sản phẩm nhựa đường hoặc
      trong  công  nghiệp  luyện  kim,  sản  xuất  thuốc  lá  đã  hình  thành  PACs  (polycyclic
      aromatic  compounds)  cũng  là  nguồn  gây  ô  nhiễm  môi  trường,  thực  phẩm  và  gây
      ung thư.






                                                                                       461
   464   465   466   467   468   469   470   471   472   473   474