Page 467 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 467

Dư  lượng  chì  có  trong  thực  phẩm  phụ  thuộc  vào  khu  vực  gieo  trồng,  đất  đai,
      nguồn nước và vị trí các cơ sở công nghiệp liên quan đến nguồn nguyên liệu và chất
      thải có lượng chì cao.  Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giói năm  1996 (13) lượng
      chì  ô  nhiễm  vào  thực  phẩm  và  thức  ăn  trẻ  em  hàng  ngày  có  thể  từ  9-278mcg  và
      người lốn từ 20-282mcg.
          Tuy  cììì  hấp  thụ  vào  cơ  thể  chậm  nhưng  khi  đã  tích  luỹ  có  nồng  độ  cao  trong
      máu  sẽ gây giảm hồng cầu,  rốì loạn chức năng tiểu quản thận, tăng áp lực máu, ức
      chế  tổng  hợp  heme,  rối  loạn  phát  triển  thần  kinh  và  thái  độ  tập  tính  hành  vi
      (neurobehaviour).  Ngoài ra chì cation hoá trị 2 nên đã tác động rất mạnh tới một số
      chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi và sắt.  Phần lốn lượng chì sau khi hấp thu vào cơ
      thể  đã  tích  luỹ  ở  xương  và  thay  thế canxi  trong  khung  kim  loại  (mineral  matrix)
      của bộ xương.  Do đó khẩu phần ăn có lượng canxi và sắt cao sẽ ngăn và ức chế ruột
      hấp  thu  chì.  Nếu  lượng  canxi  thấp  có  thể  gây  tăng  nguy  cơ  độc  hại  do  chì  và  khi
      khẩu phần giàu canxi sẽ làm giảm nguy cơ ngộ độc do chì.

      7.5.  Cadmi (Cd)

          Cũng thuộc  loại  nguyên tố kim  loại nặng có  tính độc hại cao,  tích  luỹ trong cơ
      thể  với  thòi  gian  bán  huỷ  dài  (long  halflife).  Cd  có  khả  năng  gây  tổn  thất  thượng
      thận,  gan, phổi khi tích luỹ ở lượng cao với thời gian bán huỷ khoảng 30 năm. Thực
      phẩm thường dễ bị ô nhiễm cadmi từ đất, nước và nguồn phân bón phốt phát. Do đó
      lúa mỳ, gạo và các loại cây ăn quả, rau xanh mọc ở vùng được bón nhiều phân supe
      phosphat  thường  có  lượng  Cd  cao  hơn  nơi  không  được  bón  hoặc  bón  ít  phân  supe
      phosphat.  Ngoài ra lượng Cd tồn tại trong môi trường khí quyển cũng gây ô nhiễm
      thực phẩm.  Tại Mỹ và Châu Âu các tác giả đã theo dõi lượng ăn vào hàng ngày của
      người lớn 70kg là 25-60mcg Cd (1). Đặc biệt bệnh Itai-itai (Ouch-ouch) lần đầu tiên
      được  phát  hiện  tại  N hật  Bản  vào  năm  1955  do  lượng  Cd  cao  trong chất  thải  công
      nghiệp  đã gây ô nhiễm  nguồn nưốc và thực phẩm.  Cd tích luỹ cao trong cơ thể của
      nữ sau  mạn kinh  đẻ nhiều lần, do ăn khẩu phần có lượng canxi và protein thấp, đã
      gây bệnh đau lưng, đau xương với dáng đi vịt bầu (duck like gait) và có thể dẫn đến
      loãng,  nhuyễn  xương,  teo  thận  và  thoái  hoá.  Bệnh  thường  phát  triển  nhanh  nếu
      trong khẩu phần thiếu canxi và protein.  Các thông báo gần đây tại Nhật và Hoa Kỳ
      đã khuyên cáo cần chú ý đặc biệt kiểm tra thường xuyên dư lượng Cd trong hải sản
      và thực phẩm nông nghiệp thu hoạch tại những nơi có lượng nhiễm Cd cao (1).

      8.  Hoá châ't bảo vệ thực vật

          Phổ biến là các chất diệt nấm,  diệt côn trùng,  diệt cỏ và diệt loài gậm nhấm có
      nguồn  gốc  hoá  học clo  hữu  cơ,  lân hữu cơ,  pyrethrin và  carbamat đều  được xem  là
      chất  gây  độc  hại  cho  ngưồi  và  gia  súc.  Người  có  thể  bị  ô  nhiễm  gián  tiếp  từ  môi
      trường không khí, nước và trực tiếp qua lượng tồn dư trong thực phẩm.

          Phần  lớn  hoá chất bảo vệ thực vật hầu như không bền vững ở môi  trường,  trừ
      một  số thuộc  nhóm  clo  hữu  cơ trong  đó  có  DDT  (dichlorodiphenyl  trichloroethane)
      và  Lindan tồn tại khá lâu ở môi trường.  Tác động độc chọn lọc của hoá chất bảo vệ
      thực vật  đốì vối các  tế bào và  mô cơ thể,  còn phụ thuộc vào  đặc tính  động và  động
      lực  động học  (toxicokinetic,  toxicodynamic) của hoá chất bảo vệ thực vật,  khả năng


                                                                                        459
   462   463   464   465   466   467   468   469   470   471   472