Page 468 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 468

thủy phân và thải trừ của cơ thể. Thí dụ hoá chất bảo vệ thực vật nhóm lân sẽ thủy
          phân nhanh hơn trong cơ thể động vật có vú so vối côn trùng,  do đó các động vật có
          vú thường có khả năng đề kháng vối hoá chất bảo vệ thực vật.
              Tác  dụng gây  độc  cấp  tính  (Acute  toxicity)  của  hoá  chất bảo  vệ  thực  vật nhóm
          lân  và  carbamat  có  thể  gây  chết  động  vật  và  diệt  côn  trùng  do  tác  động  ức  chế
          acetycholine  esterase,  một enzym  rất cần  trong hệ  thốhg thần  kinh  để  dẫn truyền
          acetycholih thần kinh (neurotransm itter acetylcholine).
              Đặc tính gây độc  thần kinh  (neurotoxicity)  do hoá chất bảo vệ thực vật thường
          phô  biến  với  các  triệu  chứng  liệt,  run  rung,  cử  động  thiếu  phôi  hỢp,  thay  đổi  cảm
          xúc và hành vi (14).

              Tác động gây đột biến (Mutagenicity) thay đổi thông tin di truyền của hoá chất
          bảo vệ thực vật bao gồm cả DNA alkyl hoá (DNA alkylation) xen (intercalation) các
          phân  tử đột biến vào chuỗi xoắn DNA (DNA helix)  cắt đoạn  (breakage) và  đan xen
          (crosslinking)  nhiễm  sắc thể. Tác động gây đột biến tự thân có thể xem là hiệu quả
          gây độc và kết quả sẽ dẫn đến ung thư (15).

              Tác động gây ung thư (Carcinogenicity) của nhóm  hoá chất bảo vệ thực vật clo
          hữu  cơ  gây  khối  u  ác  tính  (malignant  tumors)  trên  động vật  có  vú  do  thành  phần
          nitrosamin trong chất diệt cỏ nitroaniline đã đưỢc nhiều tác giả thông báo (14,  15).

              Tác  động  gây  quái  thai  (teratogenicity)  của  hoá  chất  bảo  vệ  thực  vật  thuộc
          nhóm  clo hữu cơ;  Mirex,  Kepone,  DDT đã gây quái thai trên  động vật thử nghiệm.
          Ke  cả  nhóm  phôi  pho  hữu  cơ  đặc  biệt  là  dimethoat  và  monocrotophos  đều  có  khả
          năng gây quái thai, tác động thần kinh,  gây rối loạn sự phát triển và biến dạng cấu
          trúc bộ xương, xương sọ (skull) và cơ quan nội tạng (viscera) (14,  15).

              Tác  động  sinh  sản  (Reproductive  toxicity)  khác  vối  gây  quái  thai bao  gồm  gây
          đôc tới bào thai (íềtotoxicity) hoá chất bảo vê thưc vât còn tác đông giảm khả năng
          sinh sản của nữ,  giảm tinh trùng và khả năng tình dục của nam (libido). Nlióm hỢp
          chất chlorinated hydrocarbon như methoxychlor và o,  p'-DDT còn có  hoạt tính  gây
          động  dục  (estrogenic  activity)  và  làm  suy  giảm  khả  năng  sinh  sản.  Chất xông  hơi
          dibromo chloropropane (DBCP) đã gây suy giảm khả năng sinh sản tinh trùng trên
          động vật thử nghiệm và công nhân của xí nghiệp sản xuất DBCP (14,  15).
              Tác  động gây rối hành vi  (Behavioral toxicity)  hoá chất bảo vệ thực vật đã  gây
          rối loạn hành vi,  giảm trí nhớ và khả năng tiếp thu, tăng hoạt động (hyperactivity)
          và  rối  loạn  hành  vi  thân  thể  trong  thử  nghiệm  (physical  behavioral  tests)  như  là
          bơi, đi bộ do tác động của thần kinh (14).

              Sự  cảm  ứng  enzym  (Enzyme  induction)  hoá  chất  bảo  vệ  thực  vật  có  thể  gây
          tảng  hoạt  ứng  enzym,  tăng  nồng  độ  tế  bào  trong  màng  lưâi  nội  bào  tương
          (endọplasmic reticulum membrane), tăng sự biểu hiện gen (expression genes) trong
          enzym  và  tăng  sự  chuyển hoá  các  chất cần  thiết  như hormon.  cảm   ứng  men  hiện
          chưa được các nhà khoa học xem là độc hại, do khả năng bảo vệ của cơ thể (14,  15).

              Đánh giá nguy cơ và đề phòng ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật:  Ngay từ năm
           1958 cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) và EDA Mỹ đã có quy định bổ sung dựa theo
          nghịch lý Delaney (Delaney Paradox) là tất cả phụ gia thực phẩm đều phải an toàn,



          460
   463   464   465   466   467   468   469   470   471   472   473