Page 462 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 462
2.6. Chất khoáng
Đồng; So với động vật, người ít nhạy cảm với ngộ độc đồng, trừ những người
mắc bệnh Wilson, bệnh do rối loạn gen lặn (disorder autosomal recessive disease)
trong dự trữ đồng ỏ gan và tổ chức cơ thể. Ngộ độc đồng thường gặp ở những người
trồng nho khi sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật có đồng, sử dụng dụng cụ nấu, chế
biến bảo quản thức ăn là hỢp kim đồng hoặc thuốc bôi bỏng da có chứa muôi đồng
v.v... Người bị ngộ độc đồng có triệu chứng đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ỉa
chảy và có thể hôn mê, giảm niệu, hoại tử gan, co mạch nếu ở trạng thái nặng. Tô
chức Y tế thế giới năm 1996 khuyến cáo nhu cầu sử dụng đồng cho nữ dưối
lOmg/ngày và nam dưối 12mg/ngày (6).
2.7. Sắt
Oxyt sắt thường được sử dụng trong thành phần phẩm màu thực phẩm, sắ t
phosphat và pyrophosphat, Ferrous gluconat, lactat, sulfat và sắt khử đều được
PDA Hoa Kỳ xếp vào loại phụ gia an toàn (GRAS). Sự hấp thụ sắt không có hem
(nonheme iron) luôn đưỢc cơ thể điều hoà tại niêm mạc ruột. Với khẩu phần có sắt
hem (heme iron) hoặc có thành phần hỗ trỢ tăng xúc tác (promotors) sắt không hem
cao sẽ dẫn đến sự hấp thu thừa sắt trong cơ thể. Đặc biệt cần chú ý khỉ sử dụng các
khẩu phần có bổ sung thêm viên sắt dạng bao gói sẵn 'blister" có đơn vị liều cao hơn
30mg sắt, có thể gây ngộ độc chì khi dùng nhầm hoặc quá liều, nhất là dạng thuốc
có bổ sung sắt ở dạng keo. cần chú ý đề phòng ngộ độc sắt với trẻ em và đảm bảo
lượng sắt hàng ngày không quá RDI (recommended daily intake) (7) (Bảng 9.1).
Bảng 9.1. Liều khuyến cáo sắt ăn vào hàng ngày (RDI)
TT Đối tượng Tuổi RDI (mg)
1 Trẻ em 0-3 tháng -
2 Trẻ em 3-6 tháng 6.6
3 Trẻ em 6-12 tháng 8,8
4 Trẻ em cả nam và nữ 1-10 tuổi và 10
5 Nam 10-18 tuổi và 12
6 Nam trên 18 - 10
7. Nữ không có mang 10-45- 15
8 Nữ có mang - 45
9 Nữ sau mãn kinh - 1
454