Page 461 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 461

2.1.  Vitamin A

           Trong số các vitamin thì vitamin A được xem là một trong số ít vitamin đã gây
       ngộ  độc  và  đưỢc  thông báo  từ năm  1989-1990  do  khẩu  phần  ăn  có  lượng trứng và
       gan cao,  hoặc  sữa,  bánh từ ngũ cốc,  được làm  giàu vitamin A,  nhưng chủ yếu là  sử
       dụng quá liều hoặc lạm dụng thực phẩm bổ sung vitamin A.  Khi dùng liều cao gấp
       10  lần  và  dài  ngày,  sẽ  dẫn  đến  ngộ  độc  retinol  với  các  triệu  chứng  đau  đầu,  nôn
       mửa, song thị, rụng lông tóc, khô màng niêm dịch, tróc vẩy da, đau khốp nôl xương,
       chảy máu và có thể dẫn đến hôn mê.

       2.2.  Vitamin E

           Được  xem  là  chất  dinh  dưõng  có  tác  dụng  chốhg  oxy  hoá  và  lành,  ít  gây  độc,
       không  có  tác  dụng  phụ  khi  sử  dụng  300IU/ngày  (201mg  tương  đương
       a-tocopherol), gấp 20 lần khuyến cáo liều dùng hàng ngày theo RDA của Hoa Kỳ (7-
       llm g  cho nam;  7,lmg cho nữ và  5,5mg cho trẻ em  từ 1-5 tuổi).  Stevvart MU và cs

       1985 đã thông báo có phản ứng phụ khi sử dụng 3200 IU (2148mg) tương đương a-
       tocopherol ngày (2).


       2.3.  Pyrídoxine (Be)

           Các vitamin tan trong nưóc thường được xem là không độc do khả năng hoà tan
       và bài tiết nhanh. Do được sử dụng rộng rãi nên vitamin Bg có thể tác dụng với nhiều
       loại  thuốc  điều  trị  gây  phản  ứng  phụ  do  sự  chuyển  hoá  vitamin  Bg bị  rốì  loạn,  khi
       dùng với liều trên  lOmg/ngày (liều khuyến cáo của RDA Hoa Kỳ 2mg/ngày)  (3).  Khi
       sử  dụng liều  cao 2-250mg hoặc  500-1000mg/ngày có thể gây độc  thần kinh,  rối loạn
       kinh nguyệt và cảm quang, nhạy ánh sáng (photoseníỉitivity) (4).

       2.4.  Vitamin c

           Cũng giông như vitamin E, vitamin c được xem là chất dinh dưõng có tác động
       chống  oxy  hoá.  Tuy  tính  độc  thấp  nhưng  cũng  có  thể  gây  phản  ứng  phụ  khi  lạm
       dụng  hoặc  dùng  liều  cao  l-15g/ngày),  dễ  gây  nguy  cơ  tạo  oxalat  ở  thận  (oxalate
       renal  stones) buồn nôn,  hoặc ỉa chảy.  Liều cao vitamin c có thể can thiệp cùng với
       heparin hoặc coumarin trong điều trị chốhg đông máu (anticoagulant therapy).


       2.5. Niacin (vitamin PP) còn  được gọi là nicotinic acid hoặc nicotinamld
           Là  chất  dinh  dưỡng cần  thiết  đưỢc bài tiết  qua  nước tiểu  dưới  dạng N-methyl-
       nicotinamide.  Với  liều  cao  được  đánh  giá  là  thuốíc  có  tác  dụng điều  trị  giảm  lượng
       lipid và cholesterol cao trong máu làm chậm sự lón của trẻ em và có thể gây độc cho
       cơ  thể với  các  triệu  chứng:  nổi  mẩn  ngứa,  đỏ da,  buồn nôn,  nôn,  ỉa chảy.  Niacin có
       thể gây kháng insulin và yêu cầu tăng bài tiết insulin để bù trừ. Với bệnh nhân bị
       rốì loạn chức  năng tê bào beta  tuyến tụy có thể gây tăng glucose  máu.  Còn ở bệnh
       nhân đái đường có thể sử dụng niacin để điều trị vái phác đồ riêng biệt (5).






                                                                                        453
   456   457   458   459   460   461   462   463   464   465   466