Page 369 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 369
4. CÂC CHẤT CHÕNG OXY HOÁ DỊNH DITQnG và khả NANG
BẢO VỆ CÁC GỐC Tự DO
Trong cơ thể các gốc tự do luôn tham gia can thiệp và tác động gây khá nhiều
bệnh (1.2). Danh mục các điều kiện, các yếu tô', tác nhân và cơ chế để các gốc tự do
gây tổn thương các mô có liên quan đến nhiều bệnh đã đưỢc xác định như: vữa xơ
động mạch khí thũng, tràn khí loét viêm ruột kết, viêm kết tràng, đái tháo đường,
bội xơ cứng, viêm khốp dạng thấp khớp, triệu chứng nguy cấp hô hấp ở người lớn.
Bệnh Parkinson và ung thư, nhiễm bức xạ, thiếu máu cục bộ và gây tổn thương mô
do dị sinh học ngoại lai đều là tác nhân gây độc trung gian của gốc tự do.
Các tổn thương và hậu quả sinh học có liên quan đến các gốc tự do đã đưỢc
khẳng định và tiếp theo là rất cần phải nghiên cứu khảo sát để khắc phục hạn chế
và loại bỏ các phản ứng gây độc hại của các gốc tự do trong cơ thể, từ biện pháp đề
phòng sự oxy hoá gây tổn thương các mô và tế bào cơ thể đến tăng cường các yếu tố
dinh dưỡng, sinh lý, tâm lý và rèn luyện phong cách sống. Đây là nhiệm vụ đa
ngành của các nhà khoa học dinh dưỡng, hoá học, y sinh học và ung thư ... nhằm
khảo sát và thông tin kịp thời về dinh dưỡng khẩu phần ăn và chất chông oxy hoá
sinh học cùng các sản phẩm sinh học có liên quan đến đến gốc tự do, cơ chế đề
phòng của tế bào mô tác động làm giảm, hạn chế và rút ngắn quá trình oxy hoá gây
tổn thương các tế bào mô trong hệ thống ái khí của cơ thể (3.4).
1. Gốc tự do
Trong cấu trúc nguyên tử và phân tử, các điện tử luôn ở dạng cặp đôi và các cặp
đôi này luôn chuyển động tại một vùng quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân
đưỢc gọi là quĩ đạo phân tử. Gốc tự do là dạng xuất hiện không phụ thuộc, độc lập
theo đúng nghĩa tự do gồm có một hoặc nhiều hơn điện tử không cặp đôi, chỉ có một
mình quay trên quĩ đạo. Như vậy có thể xem gốc tự do là một nguyên tử hoặc phân
tử cùng với điện tử không cặp đôi vừa đưỢc thoát khỏi từ môi trường hoặc thành
phần hoạt tính enzym mà từ đó gốc tự do được hình thành. Các gốc tự do có thể
được sản sinh từ sự kích điện từ của phân tử oxy gen, sự thoái biến của các phản
ứng oxy, sự gây nhiễm bẩn khí quyển của nitric và nitrous oxid hoặc giai đoạn phát
triển từ một gốíc đơn độc có thể sản xuất nhiều gốc vô tận vối một châ't phản ứng và
nồng độ oxy sẽ xác định giới hạn phản ứng (5).
2. Chất chống oxy hoá
Chất chông oxy hoá là những chất có khả năng ức chế ngăn cản sự oxy hoá, kéo
dài pha khởi đầu ức chế giai đoạn phát triển tự oxy hoá. Chất chống oxy hoá không
thể ngăn cản đề phòng hoàn toàn đưỢc sự oxy hoá. Chất chốhg oxy hoá đưỢc xếp
thành hai loại:
ức chế phòng ngừa làm chậm quá trình khởi đầu và
Phá vỡ các chuỗi gốc tự do tạo khả năng thu hồi các gốc tự do từ nơi xuất xứ.
361