Page 362 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 362
sởi hiện vẫn được xem là thách thức vói các nưóc phát triển do tỷ lệ tạo miễn dịch
thấp. Trên toàn thế giới hàng năm có khoảng 70 triệu trẻ em bị sỏi trong đó số
lượng tử vong là 2 triêụ với nhiều biến chứng như ỉa chảy cấp tính, lỵ, viêm phế
quản, viêm não và mù do thiếu vitamin A. Tại các nưốc đang phát triển tỷ lệ tử
vong thường cao hơn từ 10-20% (22). Từ các nghiên cứu trên các nhà khoa học đã đề
xuất phải bổ sung vitamin A cho trẻ em trong thòi gian tạo miễn dịch sỏi tại cộng
đồng (23).
Sự lan truyền nhanh dịch bệnh AIDS tại các nước đang phát triển đã tập trung
sự chú ý của các nhà khoa học tói các công trình thử nghiệm xác định sự thiếu hụt
của vitamin A trong cơ thể làm trầm trọng thêm hoặc tăng sự ức chế miễn dịch
AIDS. Các sô' liệu thử nghiệm đã chứng tỏ vitamin A và các sản phẩm chuyển hoá
(metabolite) đã có tác dụng trong thể hiện gen HIV và sao chụp virus trong tế bào
cơ thể. Đặc biệt retinoic acid hoạt tính chuyển hoá nội bào của vitamin A đã ức chế
sự phiên mã của HIV mRNA và sao chép virus HIV trong môi trưồng nuôi cấy (25).
Trên lâm sàng đã nhận thấy lượng retinol thấp trong huyết tương có liên quan
đến giảm tỉ lệ tế bào CD4+ và gây bệnh. Tại Malavi theo dõi tại cộng đồng đốì
tượng nữ có mang bị nhiễm HIV có lượng retinol thấp trong huyết tương đã nhận
thấy tỷ lệ truyền HIV cho thai nhi thường cao hơn so vối đối tượng có lượng retinol
ở mức trung bình (26). Cho tói nay các theo dõi thử nghiệm chưa đủ để xác định
vitamin A có lợi cho bệnh nhân AIDS hoặc gây hại cho nữ có mang vì cũng có thể sự
tăng nguy cơ gây biến dạng thai nhi khi bổ sung lượng vitamin A (27).
5. Kết luận
Cho tới nay các nhà dinh dưỡng và y học lâm sàng đã thống nhất bổ sung đủ
lượng vitamin A ở dạng tiền sinh tô' A (carotenoids, beta caroten) từ nguồn thực vật
như gấc, cà rốt, đu đủ, bí ngô và nhiều loại rau ăn lá khác sẽ làm tăng giá trị chủ
động phòng các bệnh nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch không gây độc hại và bảo
vệ cơ thể phòng các bệnh mạn tính. Mặt khác không để thiếu các yếu tô' vi lượng
như sắt, kẽm và đảm bảo đủ cân đốỉ các thành phần dinh dưõng trong khẩu phần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Keusch GT, Scrimshaw NS. Rev Infect Dis 1986;8:349-53.
2. Serwadda D, Sewankambo NK, Carswell JW, et al. Lancet 1985;2:849-52.
3. Keusch GT. Immunologic mechanisras in infectious diseases. In: Stiehm
ER, ed. Immunologic disorders in iníants and children. 4th ed.
Philadelphia: WB Saunders, 1996.
4. Gitelson s. Isr J Med Sci 1971;7:663-7
5. Rosen FS. Semin Hematol 1990;27:333-41.
6. Lucas Wolf et al. Nutrition and Iníection. In Modern Nutrition Health and
Disease 9th Ed. William and Wilkins 1998, p. 1569 - 1588
354